vĐồng tin tức tài chính 365

Lần đầu tiên Shark Tank Việt Nam có luật Song đấu: Hai startup cùng cạnh tranh, một bên ra về trắng tay, bên còn lại đổi

2022-07-05 03:08

Duel Pitch là luật song đấu giữa hai đối thủ. Họ sẽ cùng có mặt ở vòng ghi hình, mỗi đội có 2 phút để thuyết trình về sản phẩm cũng như mô hình kinh doanh của mình, sau đó cùng các Shark hỏi đáp để làm rõ thêm. Sau khi hội ý, các Shark sẽ quyết định 1 Startup sẽ vào vòng deal với các Shark tại đây. Startup còn lại không được vào vòng đàm phán thì mặc định sẽ được ưu tiên vào vòng ghi hình của mùa tiếp theo.

Tại tập 5 Shark Tank mùa 5, startup đầu tiên được lựa chọn thuyết trình là Lê Trung, Nhà sáng lập và điều hành của BEEKIDS – nền tảng kết nối học tập và phát triển của tư duy cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi. Beekids đến với Shark Tank để kêu gọi 3 tỷ cho 10% cổ phần.

Beekids là nền tảng game vindication - chuyển đổi số các chương trình phát triển tư duy như chuyển sách, tài liệu, video thành các trò chơi tương tác, cho trẻ phát triển các kỹ năng tư duy như quan sát, suy luận, biện luận, logic, số học và ghi nhớ.

Beekids bắt đầu phát triển đội ngũ và sản phẩm công nghệ vào tháng 7 năm 2020. Tháng 8 năm 2022, Beekids đã ra mắt phiên bản app (ứng dụng) đầu tiên phục vụ dạy và học tại 3 cơ sở toán tư duy, thu hút 1.000 học sinh. Với hơn 90% đánh giá tích cực từ người tiêu dùng, Beekids tiếp tục ra mắt phiên bản app thứ 2 dành cho học sinh tự học vào tháng 2 năm 2022.

Chỉ trong 2 tháng ra mắt, nền tảng có 25.000 lượt tải, 7.000 người tham gia cuộc thi và 30% user (người dùng) sẵn sàng trả phí. Hiện Beekids đã có hơn 92.000 người dùng, 1.000 giáo viên. Mục tiêu năm 2022 đạt 250.000 người dùng, trong đó 12% người dùng trả phí.

Beekids kêu gọi 3 tỷ để phục vụ cho việc tối ưu sản phẩm, phát triển các kênh và đại lý bán hàng, phát triển cộng đồng. Cuối năm 2022, Beekids sẽ đạt hoàn vốn và chuẩn bị cho 2023, tăng trưởng 300% ở các năm tiếp theo.

Lần đầu tiên Shark Tank Việt Nam có luật Song đấu: Hai startup cùng cạnh tranh, một bên ra về trắng tay, bên còn lại đổi 36% cổ phần lấy 1,5 tỷ đồng từ liên minh Shark - Ảnh 1.

Startup thứ hai là Trần Thanh Thảo, nhà sáng lập và điều hành của thương hiệu BUNNY BOO, một trong những thương hiệu đồ chơi giáo dục theo phong cách Montessori dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi, được nhà sáng lập cho là tiên phong tại Việt Nam. Montessori sẽ giúp cho trẻ phát triển các kỹ năng vận động, phát triển sống, các hướng tự giải quyết vấn đề. Tất cả sản phẩm do Bunny Boo tự thiết kế và R&D (nghiên cứu và phát triển), cũng như tự sản xuất.

Sau 3 tháng ra mắt, sản phẩm đã có mặt tại các cửa hàng mẹ và bé và các nhà sách trên thị trường với giá từ 259.000 đến 519.000 đồng. Doanh thu tăng trưởng liên tục 3 tháng là 150% so với tháng trước đó với 150 triệu. Dự kiến lợi nhuận sẽ từ 25 – 30%.

Thanh Thảo đến với Shark Tank để kêu gọi số vốn 1,5 tỷ đồng cho 20% cổ phần công ty. Thảo cam kết tối đa sau 3 năm, các Shark sẽ thu hồi vốn đầu tư.

Sau khi trao đổi qua lại với cả hai Startup, các Shark hội ý riêng với màn lựa chọn ngang bằng nhau và khó quyết định, có 3 Shark chọn Startup này và 2 Shark chọn Startup kia. Tuy vậy, cuối cùng các Shark đã lựa chọn Bunny Boo sẽ ở lại để tiếp tục thương thảo.

Chúng tôi đánh giá những sản phẩm của các bạn đều có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, những sản phẩm vật lý như Bunny Boo có lợi thế là nhanh chóng đưa ra thị trường hơn, dễ dàng được thị trường chấp nhận hơn vì họ nhìn thấy, nhưng lại bị hạn chế về địa lý, không gian, thời gian. Còn của bạn Trung thì không hạn chế về không gian, thời gian, quy mô có thể scale up (tăng thêm) lớn, nhưng mà cũng cần nhiều thời gian hơn để aware (tăng nhận biết) người dùng để chứng minh rằng nó có hiệu quả”, Shark Hưng đại diện các Shark còn lại chia sẻ.

Shark Hưng cũng cho rằng định giá của hai Startup khác nhau khá nhiều. Hơi đáng tiếc nếu Beedkids vào ngay vòng này và sẽ bị mất tỷ lệ phần trăm lớn nếu các Shark deal với anh. Ông cho rằng mùa sau sẽ thích hợp hơn.

Còn lại Startup Bunny Boo, Shark Liên tiếp tục đặt vấn đề rằng bà lo lắng về sự an toàn. Trẻ có thể đứt tay hoặc những thứ này đứt ra và các bé nuốt vào bụng mà mình không biết. Thanh Thảo cho biết Startup của mình đặc biệt nêu cao tính an toàn cho người sử dụng.

Lần đầu tiên Shark Tank Việt Nam có luật Song đấu: Hai startup cùng cạnh tranh, một bên ra về trắng tay, bên còn lại đổi 36% cổ phần lấy 1,5 tỷ đồng từ liên minh Shark - Ảnh 2.

Trả lời câu hỏi về kênh phân phối, Startup cho biết hiện đang phân phối hàng tại các cửa hàng mẹ và bé, các nhà sách. Mức doanh thu trong 3 tháng là 100 triệu, 200 triệu và 300 triệu. Kế hoạch của Bunny Boo là sau 1 năm đánh thị trường nội địa thì sẽ xuất khẩu sang thị trường lớn.

Về vấn đề xuất khẩu, Thảo cho biết đã có bộ collection (bộ sưu tập) những sản phẩm đủ điều kiện xuất đi thị trường khó tính nhất là thị trường Mỹ. Giá của sản phẩm này hoàn toàn có thể tốt hơn. Một ngày công nhân của chị Thảo làm được 13 – 15 bảng này, cơ bản vẫn là thủ công. Giá gốc của sản phẩm của hiện là 35%, cam kết lợi nhuận năm là 25 - 30%. Sau 3 năm đầu tư, chị tin các Shark có thể thu hồi vốn.

Shark Phú quyết định không đầu tư vì sản phẩm mới và khả năng nâng quy mô lên rất khó. Nhưng ông tin là mô hình này sẽ thành công.

Shark Bình cho rằng khẩu vị đầu tư của ông phải là mở rộng nhanh. “Gặt nhanh ta gánh về, sẵn sàng trong vòng 2-3 năm có thể mất hết vốn, nhưng cũng có thể 2-3 năm có thể x10, x50. Tức là rủi ro cao, lợi nhuận cao. Startup của bạn bán hàng truyền thống, không có khả năng đem lại sự tăng trưởng đột biến, nên tôi quyết định không đầu tư.”

Shark Hưng đưa deal 1,5 tỷ cho 45%. Shark Liên ra deal 1,5 tỷ cho 36%.

Shark Hùng Anh muốn lôi kéo Startup nên tuyên bố rằng, ông sẽ hỗ trợ cô về công nghệ để đổi mới hoàn toàn để chuyển thành D2C, về lợi nhuận của ông, ông không lấy liền. Trong 5, 7, 10 năm, Startup có thể dùng lợi nhuận đó để đầu tư mở rộng. Đồng thời, ông chủ động chỉnh lại 1,5 tỷ cho 35% thay vì 50% như ban đầu.

Shark Hưng cho Startup thêm 1 option (phương án) nữa để lựa chọn, là ông và Shark Liên sẽ cùng đầu tư, đổi lại lấy 40% để chia nhau. Thanh Thảo thương lượng rằng cô muốn cả Shark Liên và Shark Hưng đầu tư cho mình với số vốn là 1,5 tỷ nhưng với tỷ lệ 30%.

Kết quả của màn đấu trí là Shark Hưng và Shark Liên đã cùng nhau rót vốn vào Bunny Boo với số tiền đầu tư 1,5 tỷ đổi lấy 36% cổ phần.

https://cafef.vn/lan-dau-tien-shark-tank-viet-nam-co-luat-song-dau-hai-startup-cung-canh-tranh-mot-ben-ra-ve-trang-tay-ben-con-lai-doi-36-co-phan-lay-15-ty-dong-tu-lien-minh-shark-20220704151343459.chn

Theo Nhuận Hoa

Nhịp sống kinh tế

Xem thêm: .21604157140702202-krahs-hnim-neil-ut-gnod-yt-51-yal-nahp-oc-63-iod-ial-noc-neb-yat-gnart-ev-ar-neb-tom-hnart-hnac-gnuc-putrats-iah-uad-gnos-taul-oc-man-teiv-knat-krahs-neit-uad-nal/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lần đầu tiên Shark Tank Việt Nam có luật Song đấu: Hai startup cùng cạnh tranh, một bên ra về trắng tay, bên còn lại đổi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools