Theo số liệu công bố, tỷ lệ lạm phát cao của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu do chi phí vận tải tăng 123,37%, sau đó là thực phẩm và đồ uống tăng 93,93%. Trong khi đó, giá của hàng hóa gia dụng tăng 81,1%.
Cuộc khủng hoảng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là bắt đầu sau khi Ngân hàng trung ương tiến hành nhiều đợt giảm lãi suất từ năm 2021. Giá đồng nội tệ Lira so với USD đã mất 44% giá trị.
Xung đột ở Ukraine khiến giá dầu mỏ, khí đốt và ngũ cốc tăng mạnh, cũng làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế tại quốc gia vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu này.
Ngày 1/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lương tối thiểu lần thứ hai trong năm nay nhằm hỗ trợ các gia đình giảm gánh nặng kinh tế. Cụ thể, mức lương tối thiểu hiện là 5.500 Lira (330 USD), cao hơn mức 4.253 Lira vào tháng 1 năm nay và tăng gần gấp đôi so với mức 2.826 Lira vào cuối năm 2021.
Tuy nhiên giới chuyên gia kinh tế cảnh báo việc tăng lương là một biện pháp gây lạm phát nên được ban hành kèm theo quyết định tăng lãi suất hoặc các biện pháp khác nhằm hạn chế chi tiêu.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2012 và mối đe dọa tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào năm 2013. Đồng Lira của nước này sụt giảm kể từ đó.
Để ngăn chặn đà suy giảm, năm 2018, Tổng thống Erdogan đã thực hiện "mô hình kinh tế mới", nghĩa là loại bỏ lạm phát gia tăng và cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, kế hoạch này được thực hiện trái với lời khuyên của người đứng đầu ngân hàng trung ương và khiến đồng Lira giảm xuống mức thấp kỷ lục, đẩy chi phí tại một số quốc gia phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
VTV.vn - Giá tiêu dùng tại 19 nước thành viên Eurozone trong tháng 6 tăng 8,6%, vượt mức kỷ lục trước đó là 8,1% ghi nhận trong tháng 5.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.67631955150702202-08-nag-gnat-yk-ihn-oht-iat-tahp-mal/et-hnik/nv.vtv