Nhờ nộp tiền khắc phục hậu quả, 5 trong số 19 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được giảm mỗi người 6-9 tháng tù - Ảnh: DANH TRỌNG
Nhiều nước đã cho phép người phạm tội nộp tiền thay cho ngồi tù đối với những hành vi phạm pháp mà việc buộc ngồi tù không cần thiết. Đồng thời, tội phạm kinh tế khi không bị ngồi tù vẫn có thể lao động, làm nghề có ích, không gây mất an ninh trật tự như tội phạm trộm cắp, cướp giật - tất nhiên là phải chịu sự kiểm soát.
Đối với việc phạt tiền, ông Minh cho rằng đây cũng là hình phạt có tác dụng răn đe chứ không phải sự ưu ái và người ta sợ ngồi tù nhưng cũng sợ mất tiền. Đồng thời, có thể có người phải đi vay nợ để khắc phục hậu quả, sau đó lao động vất vả để trả nợ. Đó là cái giá phải trả cho tội lỗi của họ.
Có người lo khi cho phép nộp tiền để không phải đi tù thì pháp luật sẽ không đủ răn đe, nhưng theo ông Minh, dù có phạt tù hay thậm chí tử hình thì tội phạm tham nhũng vẫn còn. Bởi tham nhũng là một trong những khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là lòng tham, là bản ngã của con người.
"Xử lý đương nhiên quan trọng, nhưng một nhiệm vụ khác cũng quan trọng là thu lại được tiền cho Nhà nước. Cho nên áp dụng các hình phạt phải đạt được mục tiêu. Hình phạt đương nhiên là trừng trị và có tác dụng nhưng tuyệt nhiên không phải chỉ là để trừng trị cho hả dạ" - ông Minh nêu rõ và dẫn chứng Luật phòng chống tham nhũng của Singapore cũng đánh mạnh vào lợi ích kinh tế của người tham nhũng và đã cho kết quả rất tốt.
Bên cạnh đó, ông Minh đề nghị cần tăng cường kiểm soát để không thể tham nhũng, tránh được điều mà mọi người lo ngại là "cứ tham nhũng lấy nhiều tiền rồi dùng tiền đó nộp để được giảm án".
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Xuyền - nguyên ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - cho hay ông đồng tình với việc cần khuyến khích người phạm tội tham nhũng, kinh tế chủ động nộp lại các tài sản tham nhũng, thất thoát và có biện pháp giảm nhẹ, thậm chí giảm nhẹ đặc biệt với họ.
Theo ông Xuyền, với các vụ án về tham nhũng, kinh tế thì thiệt hại là về kinh tế nên mục tiêu, ưu tiên tối thượng phải thu hồi các tài sản tham nhũng, thất thoát chứ không phải trừng phạt, trừng trị tội phạm. Các trường hợp tham nhũng nếu tự nhận thức được lỗi lầm, chủ động khắc phục toàn bộ tài sản trước khi bị khởi tố, điều tra thì thiệt hại đã được khắc phục thì có thể xem xét, tính toán thật kỹ để không khởi tố nhưng kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính vẫn phải thực hiện.
Ông Lê Nam - nguyên phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa - nói mục đích quan trọng của chống tham nhũng không chỉ là thu hồi tài sản thất thoát mà cao hơn là bảo vệ hệ thống pháp luật, quyền sở hữu của Nhà nước và sự liêm chính của bộ máy công quyền, trừng phạt người vi phạm.
Theo ông Nam, cần xây dựng cơ chế để cán bộ tự giác, tự nguyện nộp lại tài sản tham nhũng trước khi bị phát giác, phát hiện, xử lý nhằm tăng tỉ lệ thu hồi tài sản cho Nhà nước. Nếu người vi phạm nộp lại tài sản tham nhũng trước khi bị cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện hoặc trước khi bị khởi tố có thể được xem xét không bị điều tra, truy tố.
Tuy nhiên, nếu cán bộ nộp lại tài sản tham nhũng sau khi bị cơ quan thanh tra, điều tra phát hiện hoặc đang trong quá trình điều tra, truy tố thì chỉ nên coi là tình tiết giảm nhẹ kỷ luật hoặc mức án. Trường hợp khắc phục ngay toàn bộ tài sản tham nhũng có thể được xem xét khoan hồng đặc biệt hay mức kỷ luật nhẹ nhưng vẫn phải có xử lý chứ không phải là tha bổng.
Nhiều chuyên gia tiếp tục bàn luận về kiến nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí về việc tăng phòng ngừa, giảm xử lý hình sự, thay thế bằng khởi kiện dân sự và tạo điều kiện cho người phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả.
TTO - Liên quan chủ đề này, Tuổi Trẻ đã nhận hàng trăm ý kiến của bạn đọc đóng góp, hiến kế làm sao để nạn tham nhũng không còn "đất sống". Dưới đây là ý kiến của TS CAO VŨ MINH, giảng viên Trường đại học Kinh tế - luật, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Xem thêm: mth.90483057060702202-taul-yk-yl-ux-ib-nav-neit-ial-pon-gnuhn-maht-iot/nv.ertiout