vĐồng tin tức tài chính 365

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?

2022-07-07 09:14

CPI của Việt Nam đang đi ngược với thế giới?

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, lạm phát toàn cầu tính đến quý II/2022 là 7,8%, mức cao nhất kể từ năm 2008, khi đó, lạm phát lên tới 9,2%. Thực tế ở tất cả các quốc gia đặt mục tiêu lạm phát, các mục tiêu này đều vượt quá - gần 90% các nền kinh tế đang phát triển và tất cả các nền kinh tế phát triển,.

Còn theo dự báo của Consensus Economics đưa ra hồi tháng 5/2022, đến cuối năm nay, lạm phát toàn cầu sẽ ở mức khoảng 6,5%, cao hơn 1,5 lần so với dự báo tháng 2 (4%) được đưa ra trước khi bắt đầu cuộc xung đột quân sự ở Ukraine.

Tuy nhiên, theo số liệu mớt nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Việt Nam chỉ tăng 0,69% so với tháng trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 2,44% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.

Lạm phát cơ bản tháng 6 tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,98% so với tháng 6/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,44%).

Bình luận về con số này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam thẳng thắn cho rằng: "Con số CPI 6 tháng tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước không phản ánh đúng giá cả thực tế".

Theo ông Hùng, xung đột vũ trang tại Ukraine đã làm giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế đến các mặt hàng tiêu dùng như: lương thực, thực phẩm tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường trong nước. Giá cả xăng dầu và nhiều mặt hàng trong đó có thực phẩm thiết yếu trên thị trường tăng làm cho người tiêu dùng băn khoăn, lo lắng. Xăng dầu thế giới tăng, kéo theo xăng dầu tại Việt Nam tăng. Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 16 lần và trong 1 năm qua, giá xăng dầu tăng 51,83%.

“Ngành vận tải là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cơn “bão giá” xăng dầu. Mới đây, một hãng hãng taxi quy mô hơn 500 đầu xe tại Hà Nội, buộc phải tăng giá dịch vụ vận tải từ 13.500 đồng/km lên mức 15.000 đồng/km. Một loạt các hãng khác tại Hà Nội cũng tăng giá cước để bù đắp chi phí xăng dầu liên tục tăng cao”, ông Hùng nêu thực tế, đồng thời cho biết “Giá xăng tăng cao kỷ lục cũng khiến nhiều tài xế công nghệ bỏ việc vì không chịu nổi chi phí. Đáng quan ngại, cước vận tải tăng sẽ kéo theo hàng loạt giá hàng hóa tăng. Có thể thấy, giá cả nhiều mặt hàng đã tăng ‘chóng mặt’”.

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam

Chịu chung số phận "lao đao" từ cơn “bão giá” xăng dầu, nghề đi biển, đánh bắt hải sản cũng là một trong những ngành, nghề chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hàng triệu người liên quan đến nghề biển bị ảnh hưởng.

"Do giá xăng dầu liên tục tăng cao, giá các mặt hàng khác cũng tăng theo, làm cho chi phí mỗi chuyến ra khơi của ngư dân cũng tăng cao, dẫn đến thua lỗ. Cuối tháng 6, khi giá dầu tăng hơn 30.000 đồng/lít, cầm chắc là lỗ, nhiều ngư dân buộc phải cho tàu cá nằm bờ", ông Hùng chua xót.

Dẫn chứng thực tế 1 ngư dân ở Trần Đề, Sóc Trăng tính toán tàu cá công suất 800CV của gia đình, mỗi chuyến ra khơi 20 ngày, hết khoảng 10.000 lít nhiên liệu. Sau khi trừ chi phí, mỗi chuyến lỗ hơn 100 triệu đồng. Lỗ nặng sau 2 chuyến đi biển nên giờ tàu đành phải nằm bờ. Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho biết, cả nước hiện khoảng 40 – 55% tàu cá nằm bờ, trong đó, nhiều tỉnh thành có tỷ lệ cao tàu cá nằm bờ như: Sóc Trăng có gần 50%, Kiên Giang khoảng 60%...

Giá nhiên liệu đầu vào cao cũng khiến giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cao. Tại nhiều siêu thị trên địa bàn TP.HCM, nhiều loại thực phẩm đã được điều chỉnh tăng 20-25% so với cuối năm trước, thậm chí giá các mặt hàng dầu ăn đã tăng 30-35% tùy loại. Tại các chợ truyền thống, nhiều mặt hàng rau củ quả tăng từ 5.000 đồng – 10.000 đồng/kg.

“Xăng tăng giá kéo theo nhiều nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng theo. Điều này đang gia tăng áp lực chi tiêu đối với người tiêu dùng, nhất là người có thu nhập thấp. Thắt chặt chi tiêu là biện pháp nhiều người tiêu dùng lựa chọn”, ông Hùng nói.

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp? - Ảnh 2.

Giá cả nhiều mặt hàng đã tăng “chóng mặt”.

Không chỉ người tiêu dùng chật vật trước biến động của giá cả hàng hóa, các tiểu thương kinh doanh cũng đầy lo lắng khi sức mua giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hàng ngày.

“Hàng loạt hệ thống dịch vụ ăn uống phải đóng cửa hoặc thu hẹp hoạt động do chi phí đầu vào tăng mạnh. Nhiều tài xế xe công nghệ cũng tắt app, bán xe chuyển nghề với lý do giá xăng “ăn” hết lợi nhuận”, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.

Con số thống kê chưa phản ánh đầy đủ tình hình lạm phát thực tế

Trong khi thực tế, giá các mặt hàng đang tăng rất mạnh, từ giá vận tải hành khách, giá lương thực thực phẩm, giá ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ vui chơi giải trí, giá các mặt hàng may mặc, giày dép... đều tăng thì CPI trung bình 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho rằng “giá cả dường như chưa ảnh hưởng gì tới mức sống người dân”.

"Khi con số thống kê không đúng, không sát thực tế, không phản ánh đúng giá cả đời sống hiện tại, không có giá trị tham khảo. Con số này cũng không giúp nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết sách phù hợp, thậm chí còn làm xấu đi khả năng hoạch định chính sách của các cơ quan nhà nước", ông Nguyễn Mạnh Hùng thẳng thắn.

Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp? - Ảnh 3.

Ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia kinh tế

Cũng bày tỏ sự băn khoăn về chỉ số CPI trung bình 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,44%, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia kinh tế cho hay, chi phí xăng dầu chiếm đến 35-40% trong chi phí vận chuyển. Khi giá cước vận tải hàng hóa, logistic tăng cao do giá xăng dầu sẽ lập tức làm cho giá cả hàng hóa tăng lên nhiều đợt, những mặt bằng giá mới đã hình thành trong 5 tháng qua. Biên độ tăng giá thấp nhất từ 5-10%, có mặt hàng tăng đến 25-30%, thậm chí tăng gấp đôi.

“Giá của các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt lợn, rau, hoa quả, đường kính, sữa, dầu ăn… dùng cho bữa cơm hàng ngày của các gia đình đều tăng nên mọi người phải tiết kiệm chi tiêu, nhất là trong hoàn cảnh họ đã bị thiếu thốn, vất vả về mặt kinh tế trong đại dịch vừa qua. Thu nhập của người nghèo, công nhân, nông dân, người về hưu đang ở mức độ rất khiêm tốn, thậm chí đi làm còn chưa đủ trang trải cuộc sống hàng ngày cho gia đình”, ông Vũ Vinh Phú cho biết.

Theo ông Phú, trong giỏ hàng hoá của Tổng cục Thống kê, chỉ có 700 mặt hàng tính giá, trong khi đó cuộc sống hàng vạn mặt hàng. Cùng với đó, chủ yếu lấy giá ở nhóm chợ nhưng giá khu vực ở chợ không niêm yết khó có thể phản ánh trọn vẹn.

“Những số liệu công bố chính thức của Tổng cục Thống kê thường kỳ thực chất chưa phản ánh đầy đủ tình hình lạm phát thực tế ở nước ta”, ông Phú thẳng thắn, đồng thời cho rằng “cần lưu tâm đến thực trạng này để đảm bảo xây dựng một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn, sát hơn", ông Phú nói./.

Theo Diệp Diệp

VOV

Xem thêm: nhc.70391058070702202-paht-nav-man-teiv-ipc-oas-iv-tam-gnohc-gnat-gnah-tam-ueihn-ac-aig/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá cả nhiều mặt hàng tăng “chóng mặt”, vì sao CPI Việt Nam vẫn thấp?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools