Khu vực để đồ của thí sinh được điểm thi THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) bố trí trước cửa nhà đa năng của trường, xa khu vực phòng thi - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Mỗi hội đồng thi, tùy theo những điều kiện thực tế về phòng ốc và khuôn viên trường, lại có những cách giữ đồ cho thí sinh khác nhau.
Ông Võ Đắc Sơn - phó hiệu trưởng Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5, TP.HCM) - cho biết tại điểm thi trường mình, khu vực để đồ được bố trí ở sảnh trệt, không cùng tầng với các phòng thi.
Ở đây, trường đặt nhiều dãy bàn, được đánh số thứ tự theo từng phòng thi. Mỗi thí sinh sẽ đến đặt những vật dụng không cần thiết trên những bàn này, hầu hết là balô, sách vở. Khi ra về, thí sinh cũng sẽ tự đến để lấy lại.
"Chúng tôi giao cho một vài nhân viên đến trông coi đồ đạc cho các em. Hầu hết đã quen với cách làm này từ thời tuyển sinh lớp 10. Tuy nhiên chúng tôi đã cải tiến hơn. Khi thi tuyển sinh lớp 10, chúng tôi căng dây theo từng phòng thi, còn đồ đạc của các em sẽ để dưới đất. Đợt thi này chúng tôi kê thêm bàn cho thẩm mỹ hơn", ông Sơn nói.
Điểm trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) bố trí nhiều phòng cho học sinh để đồ. Trong từng phòng, giám thị lại để những hàng ghế tương ứng với số lượng thí sinh. Mỗi bạn sẽ để đồ của mình vào từng chiếc ghế để tránh "cầm nhầm".
Điện thoại di động của thí sinh tại điểm thi THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) được bọc cẩn thận riêng vào từng phong bì, ghi rõ họ tên để tránh nhầm lẫn - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Khu vực để đồ của thí sinh tại điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) lại gây ấn tượng với các thùng cactông. Hàng loạt thùng giấy được xếp ngay ngắn trên các chiếc bàn trước cửa nhà đa năng của trường, xa khu vực phòng thi.
Balô, đồ dùng cá nhân, tư trang của thí sinh tại điểm thi trên được bọc cẩn thận riêng vào từng phong bì, ghi rõ họ tên để tránh nhầm lẫn. Sau đó, các vật dụng này được đặt vào thùng cactông theo thứ tự để tiện cho thí sinh lấy về.
Theo ghi nhận, một số điểm để đồ của thí sinh có vẻ "ế". Minh Phúc - học sinh Trường trung học thực hành (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), chia sẻ bạn chỉ mang đúng những gì cần thiết như giấy tờ dự thi, bút, viết, thước, hay với các bài thi cần tính toán thì có thêm máy tính. Các vật dụng này vừa gọn gàng, vừa giảm được thời gian giữ đồ, chờ lấy đồ ở những điểm thi.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Quế Vân - phó hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) - cho biết thầy cô ở các trường cũng đã nhắc nhở các em hạn chế mang những gì không cần thiết nên phần lớn các em chỉ mang bút, thước, máy tính và một số giấy tờ cá nhân.
Bà Vân chia sẻ, nhiều em không cần để đồ ở phòng này mà lên thẳng phòng thi. Vì vậy dù nhà trường đã dành ra một phòng trống để giữ đồ cho tất cả thí sinh, có giám thị túc trực, nhưng cũng ít bạn cần đến.
Thí sinh gửi balô tại phòng gửi đồ ở tầng trệt điểm Trường THCS Đống Đa, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Thành đoàn Châu Đốc (An Giang) phối hợp cùng Đoàn Trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa dựng rạp trước cổng trường để giữ đồ cho các thí sinh - Ảnh: BỬU ĐẤU
Tại điểm Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM, mỗi thí sinh để đồ trên ghế, sau khi thi xong sẽ đến nhận về - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Khu vực để đồ tại Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5, TP.HCM) - Ảnh: TRỌNG NHÂN
TTO - Để có những suất cơm nóng hổi cho sĩ tử sau giờ thi căng thẳng, hơn 1.500 chiến sĩ công an, đoàn viên thanh niên, Phật tử tỉnh Tuyên Quang đã cùng nhau thức giấc từ sớm tinh mơ để chuẩn bị hơn 5.300 suất cơm tiếp sức thi THPT 2022.
Xem thêm: mth.18492258070702202-hnis-iht-ohc-od-uig-2202-tpht-peihgn-tot-iht-aum-iom-uv-meihn/nv.ertiout