Vậy ai là người được hưởng lợi từ quỹ đất sau cổ phần hóa khi nhà nước vẫn đang thất thu những khoản ngân sách rất lớn? Còn những người lao động chỉ biết xót xa nhìn những khu đất vàng bị bỏ phí.
Hơn 2.200 m2 đất vàng tại phố Lò Đúc, trung tâm Hà Nội, khu đất thuộc quyền quản lý của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Tuy nhiên nhiều năm nay cả khu đất chỉ toàn cây dại, nhà xưởng bị bỏ hoang, hoen rỉ.
"Sản xuất cũng được, đưa vào xây dựng cũng được vì người ta không có nguồn lực đầu tư, mà người ta muốn chiếm đất", ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nói.
Ðáng chú ý, sự thất thoát tài sản công, đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không chỉ bởi giá thấp, mà còn xuất hiện tình trạng "tư nhân hóa" đất công thông qua thủ đoạn hợp đồng hợp tác kinh doanh, theo tỷ lệ góp vốn và phân chia lãi lỗ, thành chuyển nhượng luôn khu đất sang tay tư nhân theo "quy trình tắt", không công khai và không qua đấu giá…
Hơn 2.200 m2 đất vàng tại phố Lò Đúc, trung tâm Hà Nội, nhiều năm nay, cả khu đất chỉ toàn cây dại, nhà xưởng bị bỏ hoang, hoen rỉ.
"Thậm chí có biến tướng, không phải cổ phần hóa doanh nghiệp, mà chuyển quyền sử dụng đất sang liên doanh liên kết hoặc phi chính thức", ông Vũ Đình Ánh, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả, đánh giá.
Việc quản lý đất đai sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không phải bây giờ mới được đặt ra, mà đã được đưa vào nhiều nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế vẫn nảy sinh những chồng chéo, như tại các nghị quyết đã nêu rõ, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau khi cổ phần hóa, nhưng Luật Đất đai lại không hạn chế, dẫn đến tình trạng lợi dụng chính sách để trục lợi.
"Hiện nay chúng ta đang vướng cái khó nhất là cơ quan đủ thẩm quyền, đủ khả năng trình độ để quản lý đất đai", ông Vũ Đình Ánh, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả, cho hay.
"Chúng ta cần kết hợp cả hai, thể chế chúng ta làm chặt chẽ và minh bạch, trong tổ chức thực hiện phải gắn trách nhiệm rõ ràng, gắn trách nhiệm công tác giám sát, kiểm tra để kịp thời ngăn chặn và phát hiện", ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, nhận định.
Trở lại câu chuyện về khu đất ở phố Lò Đúc, Hà Nội, nếu toàn bộ diện tích này được khai thác hiệu quả thì sẽ có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ được thu về cho nhà nước.
Với hàng trăm khu đất bị bỏ hoang sau khi cổ phần hóa ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước không chỉ là nguy cơ phát sinh tiêu cực, thất thoát, mà còn là sự lãng phí nguồn lực quốc gia không nhỏ, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang phải đi vay mượn tiền cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều ý kiến cho rằng nên tách giá trị đất đai ra khỏi giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa và xác định giá đúng quy định pháp luật, đảm bảo quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng đất, tránh lãng phí.
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ rà soát kỹ, lắng nghe thêm ý kiến của nhà đầu tư, công ty tư vấn nhằm tháo gỡ những bất cập và vướng mắc hiện nay.
VTV.vn - Việc sắp xếp nhà đất, phê duyệt phương án sử dụng đất đang là "nút thắt" trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tạo ra nhiều kẽ hở để các cá nhân trục lợi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.47114629170702202-aoh-nahp-oc-uas-gnoc-tad-ihp-gnal/et-hnik/nv.vtv