Chuột nhân bản màu đen bên trái - Ảnh: ĐẠI HỌC YAMANASHI
Bước đột phá này mở đường cho các quốc gia lưu trữ tế bào da của động vật như một chính sách bảo tồn.
Nhìn vào bức ảnh của Đại học Yamanashi (Nhật Bản) có thể thấy Dorami - con chuột đen bên trái - là con chuột đầu tiên được nhân bản từ tế bào da ở đuôi đã đông khô. Chuột trắng là chuột đực bình thường để giao phối, và những con chuột nhỏ màu nâu là chuột con của Dorami.
Nhiều loài vật đang suy giảm do giao phối cận huyết làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, tình trạng mất đa dạng di truyền cũng có thể khiến động vật dễ bị tổn thương hơn trước các mối đe dọa khác.
Các nhà khoa học từng sử dụng các tế bào đông lạnh để sản xuất dòng vô tính cho các dự án bảo tồn. Các tế bào được giữ trong dung dịch nitơ lỏng rất tốn kém và rủi ro: nếu mất điện hoặc nitơ lỏng không được bổ sung thường xuyên, các tế bào sẽ tan chảy và không thể sử dụng được.
Tinh trùng khô đông lạnh cũng có thể được sử dụng để tạo dòng vô tính, nhưng không thể lấy được từ tất cả các loài động vật.
Giáo sư Teruhiko Wakayama, người đứng đầu công trình nghiên cứu tại Đại học Yamanashi, cho biết: "Những tế bào này có thể được bảo quản bằng công nghệ đông khô, nó sẽ cho phép các nguồn gene từ khắp nơi trên thế giới được lưu trữ với giá rẻ và an toàn. Ngoài ra, ngay cả ở những loài có nguy cơ tuyệt chủng, nơi chỉ có con đực sống sót, công nghệ này có thể được sử dụng để tạo ra con cái nhằm hồi sinh giống loài".
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu đã đóng băng các tế bào da khô từ đuôi chuột và lưu trữ chúng trong 9 tháng, trước khi cố gắng tạo ra các tế bào nhân bản từ chúng. Quá trình đông khô đã giết chết các tế bào. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng họ vẫn có thể tạo ra phôi nhân bản giai đoạn đầu bằng cách đưa các tế bào chết vào trứng chuột đã loại bỏ nhân của chúng.
Hiện nay, các nhà khoa học chuẩn bị nuôi dưỡng con chồn chân đen cái nhân bản đầu tiên trên thế giới, được đặt tên Elizabeth Ann, trong một nỗ lực nhằm tăng cường sự đa dạng di truyền của loài. Con chồn này được nhân bản từ các tế bào đông lạnh sâu trong dung dịch nitơ lỏng cách đây 35 năm.
TTO - Ngày nay, ước tính có đến hơn 90% các nghiên cứu trên động vật ở Mỹ được thực hiện với chuột bạch hay những họ hàng của nó.
Xem thêm: mth.97923943270702202-ohk-gnod-ad-oab-et-ut-ar-hnis-touhc-noc/nv.ertiout