vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất khẩu khó, vải được đưa vào sấy và chế biến

2022-07-08 12:55

Tính đến nay, vải thiều của Bắc Giang đã tiêu thụ được trên 50% sản lượng, khoảng trên 100.000 tấn vải, trong đó xuất khẩu gần 1/2, còn lại là tiêu thụ trong nước.

Rút kinh nghiệm do dịch chính "Zedo COVID-19" của phía Trung Quốc thực hiện khá nghiêm ngặt, nên lượng vải xuất khẩu vào thị trường này có suy giảm. Nhờ nắm bắt sớm tình hình này, nhiều lò sấy vải khô trong nước đã hoạt động từ sớm để giảm áp lực tiêu thụ vải tươi.

Vải chín rộ, cũng là lúc giá xuống thấp chỉ khoảng 10.000 đồng/kg. 10 tấn vải chín cây gần như cùng một thời điểm, nhà anh Hùng (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) năm nay quyết định không bán tươi mà đưa vào sấy khô.

Xuất khẩu khó, vải được đưa vào sấy và chế biến - Ảnh 1.

Cùng với tiêu thụ vải tươi, việc sấy khô vải đã góp phần không nhỏ làm giảm sức ép lên tiêu thụ vải.

Xây thêm một lò sấy nên chỉ trong vòng 10 ngày, anh có thể thu hoạch hết số vải trên vườn. Điều đáng nói, vải sấy có thể bảo quản được 2 năm, chỉ cần bán được khoảng từ 23.000 - 25.000 đồng/kg là người nông dân đã có lãi.

"Tôi muốn bà con áp dụng công nghệ sấy mới, đảm bảo chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì mình sẽ duy trì, kéo dài được thời gian tiêu thụ", anh Lương Xuân Hùng, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, chia sẻ.

Hiện trên toàn huyện Lục Ngạn có hơn 1.100 lò sấy đang hoạt động. Bên cạnh những mô hình sấy bằng than và củi, năm nay cũng có nhiều cơ sở đầu tư công nghệ sấy bằng điện vừa hiện đại, năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế cũng tốt hơn. Dự kiến, cơ sở này năm nay sấy khoảng 30 tấn vải khô, tăng 1/3 so với năm 2021.

"Năm nay là năm đầu tiên làm công nghệ này nhưng chúng tôi cũng thấy hiệu quả kinh tế hơn làm thủ công, dáng quả, chất lượng, mẫu mã đẹp", chị Vũ Thị Như, Giám đốc Công ty TNHH An Như, Lục Ngạn, Bắc Giang, cho biết.

Theo đại diện địa phương, cùng với tiêu thụ vải tươi, việc sấy khô vải đã góp phần không nhỏ làm giảm sức ép lên tiêu thụ vải, do tình hình xuất khẩu vải tươi sang Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Dự kiến, tổng sản lượng vải của huyện Lục Ngạn là 75.000 tấn, có khoảng 1/3 được sấy khô và tiêu thụ chủ yếu cũng là thị trường Trung Quốc.

Với 200 triệu đồng, bà con Lục Ngạn, Bắc Giang có thể đầu tư một lò sấy vải. Không phải dùng than như trước đây, mà có thể sử dụng những phụ phẩm như cành củi khô, họ có thể sấy và bảo quản hàng chục tấn vải.

Vải thiều Hải Dương được giá nhất 10 năm quaVải thiều Hải Dương được giá nhất 10 năm qua

VTV.vn - Vải thiều của tỉnh Hải Dương năm nay đạt chất lượng cao và được giá nhất trong 10 năm trở lại đây, với giá bán từ 40.000 - 80.000 đồng/kg.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.70850600180702202-neib-ehc-av-yas-oav-aud-coud-iav-ohk-uahk-taux/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất khẩu khó, vải được đưa vào sấy và chế biến”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools