vĐồng tin tức tài chính 365

Vốn tiếp tục chảy mạnh khỏi các thị trường mới nổi

2022-07-08 16:17

Đây cũng là tháng thứ tư liên tiếp vốn chảy ròng ra khỏi các nền kinh tế mới nổi. Về cơ cấu cụ thể, 19,6 tỷ USD đã rời khỏi cổ phiếu các thị trường mới nổi (trừ Trung Quốc). Riêng nước này đón được 9,1 tỷ USD chảy vào cổ phiếu tháng qua.

Ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 2,5 tỷ USD khỏi trái phiếu Trung Quốc, nhưng bơm vào 9,1 tỷ USD cho trái phiếu (chủ yếu là trái phiếu doanh nghiệp) tại các nước mới nổi khác.

"Chúng tôi thấy rằng đợt rút vốn hiện tại có quy mô tương tự với giai đoạn đồng nhân dân tệ mất giá trong năm 2015 và 2016", Nhà kinh tế Jonathan Fortun của IIF đánh giá. Ông cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu ngày càng tăng đang đè nặng lên dòng vốn vào các thị trường mới nổi.

Theo dữ liệu từ ChinaBond và Shanghai Clearing House, các nhà đầu tư nước ngoài đã cắt giảm việc nắm giữ trái phiếu Trung Quốc trong 4 tháng liên tiếp từ tháng 2 đến tháng 5, tương ứng với tổng dòng tiền chảy ra khoảng 410 tỷ nhân dân tệ (61 tỷ USD).

Trung Quốc chứng kiến đợt bán tháo "chưa từng có" vào cuối tháng hai, sau khi khủng hoảng Ukraine nổ ra. Ước tính khoảng 30,4 tỷ USD đã rút khỏi thị trường trái phiếu nước này chỉ trong tháng 2 và 3. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là chính sách tiền tệ khác biệt với Mỹ, kỳ vọng đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh hơn và sự gián đoạn bởi chính sách chống dịch của Bắc Kinh.

"Chênh lệch lãi suất giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử. Chênh lệch lãi suất thu hẹp có thể là một yếu tố đằng sau dòng tiền chảy ra nước ngoài từ trái phiếu Trung Quốc từ tháng 2 đến tháng 5", các nhà phân tích tại Nomura nhận định.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất cơ bản lên 75 điểm cơ bản - mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1994 - vào tháng trước và cho biết hôm thứ Tư rằng một đợt tăng 50 hoặc 75 điểm cơ bản khác có thể diễn ra cuối tháng này.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự kiến duy trì lập trường nới lỏng tiền tệ vừa phải trong nửa cuối năm nay để phục hồi kinh tế. "Chúng ta đang ở trong tình trạng lãi suất toàn cầu và cú sốc lạm phát cao", Jonathan Fortun.

Cũng theo vị chuyên gia, trong những tháng tới, một số yếu tố sẽ ảnh hưởng đến động lực của dòng vốn đến Trung Quốc bao gồm thời điểm lạm phát đạt đỉnh và triển vọng của nền kinh tế này. Vào thứ năm (7/7), Trung Quốc cho biết dự trữ ngoại hối đến cuối tháng 6 cũng đã giảm hơn 56,5 tỷ USD so với tháng 5, xuống còn 3.070 tỷ USD.

"Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại, lạm phát vẫn ở mức cao, sự biến động của thị trường tài chính quốc tế ngày càng gia tăng và môi trường bên ngoài ngày càng trở nên phức tạp và khắc nghiệt hơn", Wang Chunying, Phát ngôn viên Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc cho biết.

Trong khi đó, với những nền kinh tế mới nổi khác, IIF ghi nhận hầu hết ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất để theo kịp với các nền kinh tế tiên tiến. Hiện lãi suất dài hạn thực tế của một số nước mới nổi đã cao hơn nhóm G10.

"Điều đó cung cấp một số biện pháp bảo vệ khỏi cú sốc lãi suất toàn cầu hiện nay. Nhưng nó cũng cho thấy những điểm yếu trong các nền kinh tế mới nổi và rủi ro với họ đang gia tăng nhanh chóng", Nhà kinh tế Jonathan Fortun, đánh giá.

Phiên An (theo SCMP)

Xem thêm: lmth.3125844-ion-iom-gnourt-iht-cac-iohk-hnam-yahc-cut-peit-nov/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vốn tiếp tục chảy mạnh khỏi các thị trường mới nổi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools