Bất động sản "lao đao" vì lạm phát
Trong báo cáo mới nhất của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, giá trị M&A bất động sản quý I/2022 cao nhất 5 năm trở lại đây. Trong 3 tháng đầu năm, giới doanh nghiệp bất động sản đã chi gần 1 tỷ USD để thâu tóm các dự án, gần bằng con số ghi nhận được suốt cả năm 2017, 2018.
Sở hữu nhiều tín hiệu tăng trưởng đáng kỳ vọng sau sự ngưng trệ do đại dịch gây ra, tuy nhiên thị trường đáng quan ngại khi đã xuất hiện bong bóng cục bộ.
Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh bất ổn kinh tế - chính trị thế giới, lạm phát tăng nhanh và nguồn cung khan hiếm, bất động sản tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng đáng kể, đây cũng là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.
Tuy nhiên, mối lo ngại lại nằm ở khả năng thanh khoản. Khi lạm phát diễn ra, giá bất động sản có cả đất nền, nhà ở và bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục tăng cao, nhưng hoạt động mua bán nguy cơ "đóng băng" cao. Nếu giá mua vào đạt ngưỡng hoặc xấp xỉ đạt ngưỡng, việc nhà đầu tư ôm bất động sản nằm chờ thanh khoản chiếm tỷ lệ lớn, muốn có lợi nhuận không thể đầu tư 2 - 3 năm mà phải xác định dài hạn. Kịch bản khởi sắc chỉ dành cho phân khúc bất động sản giá rẻ hoặc các dự án nghỉ dưỡng cao cấp được đầu tư bài bản về tiện ích, bắt kịp xu hướng đầu tư, sử dụng của giới nhà giàu.
Mặc dù trong 5 tháng đầu năm thị trường sôi động ở mọi vùng miền, số lượng giao dịch và dự án mới tăng. Nhung trong trung hạn và dài hạn, khi đối mặt với nhiều khủng hoảng, lạm phát, tính thanh khoản của bất động sản nói chung và phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng trong năm 2022 sẽ khá khắc nghiệt.
Thận trọng hơn với đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc chịu ảnh hưởng rất lớn trong 2 năm dịch bệnh, mặc dù tại thị trường Việt Nam tiềm năng phát triển còn rất khả quan, tuy nhiên việc lo ngại về khả năng thanh khoản không thể tránh khỏi.
Theo số liệu thống kê của DKRA Vietnam, trong 3 tháng đầu năm 2022, phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng cả nước ghi nhận 12 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường 1.020 căn, bằng 59% so với quý trước nhưng tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 57%, chỉ bằng 46% so với quý trước và tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù có tăng, nhưng con số này không quá cao và phần lớn đang tập trung ở các dự án mới.
Đặc biệt, xu hướng "dời biển lên núi" đang đặt ra nhiều lo ngại cho BĐS nghỉ dưỡng biển, nhưng lại là tín hiệu vui cho các thị trường miền núi. Nhà đầu tư thay đổi khẩu vị sau dịch, sự "quen mặt" của BĐS ven biển còn nhiều tiềm năng như thiếu hụt cảm giác mới mẻ. Đổi gió lên núi, tận hưởng sự nguyên sơ của đại ngàn, bình yên của thiên nhiên nhanh chóng tạo nên làn sóng mới.
Cùng với các yếu tố về du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bất động sản nghỉ dưỡng vùng núi sở hữu lượng giao dịch tăng mạnh bởi giá rẻ, nguồn cung chưa nhiều, nhu cầu cao và khả năng thanh khoản cũng "dễ thở" hơn. Sở hữu lợi thế lớn về vị trí địa lý, khí hậu và tiềm năng phát triển, hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng quy mô, đầu tư chỉn chu đã và đang được triển khai tại Lâm Đồng.
Đơn cử như Da Naur villas & homestay huyện Bảo Lâm, khu nghỉ dưỡng phát triển theo xu hướng wellness second home (sự kết hợp giữa ngôi nhà thứ hai và BĐS chăm sóc sức khỏe). Nằm cách trung tâm Tp. Bảo Lộc 8km, Da Naur villas & homestay sở hữu pháp lý sạch, 100% sản phẩm sổ đỏ riêng, sẵn sàng sang tên công chứng trong ngày.
Khu nghỉ dưỡng chỉ cung cấp ra thị trường 61 sản phẩm giới hạn, diện tích đa dạng từ 133 - 390m2, đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản, 80% quỹ đất phát triển tiện ích.
Theo các đơn vị phân phối, với mức giá chỉ 14 triệu/m2, sản phẩm Da Naur là cơ hội đón đầu xu hướng BĐS nghỉ dưỡng hướng núi, đầu tư, kinh doanh và sinh lời nổi trội đáng chú ý trong năm 2022.
Với bất động sản nghỉ dưỡng 2022 và giai đoạn 3 năm tiếp theo, điểm sáng hấp dẫn đầu tư sẽ dành cho các sản phẩm có pháp lý đầy đủ, rõ ràng, đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường du lịch, nghỉ dưỡng, được đầu tư tốt về hạ tầng, vị trí giao thông thuận lợi và được đầu tư bởi các Chủ đầu tư có uy tín cao trên thị trường. Tỷ lệ hấp thụ của các sản phẩm này khá ổn định khoảng 30 - 40% mỗi đợt chào bán.
http://tintuc.vdong.vn/07/1418424.htmÁnh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.39635948090702202-man-teiv-gnoud-ihgn-nas-gnod-tab-auc-naohk-hnaht-ol-ion/nv.zibefac