vĐồng tin tức tài chính 365

6 tháng cuối năm, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì duy trì đà sản xuất?

2022-07-09 10:29

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, bức tranh kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay đã có nhiều gam màu sáng, đặc biệt là sức bật sản xuất, kinh doanh của cả doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Có được kết quả này, một phần quan trọng là nhờ các gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, cùng với sự chủ động, nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh

Cơ thể phục hồi sau bạo bệnh thì cần được tiếp sức. Với doanh nghiệp đó là những chính sách hỗ trợ, trong đó là nguồn vốn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 8,51% - cao gấp 1,5 lần so cùng kỳ năm ngoái.

Đáng nói mức tăng ấn tượng của tín dụng song hành với đà tăng của hàng loạt chỉ số về: xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ, dịch vụ... Đây là những chỉ báo cho thấy: dòng vốn tín dụng đang hướng mạnh vào sản xuất kinh doanh, và đáp ứng kịp thời nhu cầu phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.

Tín dụng tăng trưởng nhanh trong khi thanh khoản chứng khoán bình quân trên mỗi phiên hiện dao động khoảng 13 nghìn tỷ, giảm gần 1/2 so với năm ngoái, cho thấy dòng vốn vào những lĩnh vực rủi ro đã thắt lại.

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, cho biết: "Khi dịch bệnh lan tràn, sản xuất kinh doanh đình trệ thì dòng vốn đổ vào chứng khoán tăng gấp 4 lần nhưng rõ ràng đến bây giờ sx kinh doanh phục hồi, dòng tiền rút khỏi chứng khoán là tín hiệu tích cực. Ngoài ra, thanh khoản bất động sản cũng giảm tới 40%".

Hiện nhiều Ngân hàng đã được giao kế hoạch vốn và bắt đầu triển khai gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp quan tâm là tiến độ cần phải đẩy nhanh hơn, trong bối cảnh DN đang chịu rất nhiều sức ép giá cả cần được chia sẻ kịp thời.

Ngành dệt may chững đơn hàng

6 tháng đầu năm nay được đánh giá không thuận lợi cho thương mại toàn cầu do biến động giá vật tư, vận chuyển, cân đối chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm. Như vậy, việc gần 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu.. cho thấy tính tự chủ trong sản xuất, thích ứng, nắm bắt thị trường của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, từ giữa quý 2, những biến động về thị trường, lạm phát trên thế giới đang khiến đà tăng trưởng này chậm lại. Chững đơn hàng do nhu cầu chi tiêu giảm ở các thị trường là tình trạng chung mà nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt.

Trước đây, Tập đoàn Hồ Gươm ký trung bình mỗi hợp đồng với đối tác từ Mỹ may từ 300 - 400 nghìn quần trẻ em thời trang. Dù là sản phẩm thế mạnh, nhưng từ quý II, số lượng đơn hàng chỉ còn dưới 200 nghìn chiếc, chiếm chỉ 20% tổng sản lượng xuất khẩu.

Ông Khương Văn Tài, Giám đốc Xí nghiệp 8 Chi nhánh Cẩm Thủy, Tập đoàn Hồ Gươm, nói: "Dự kiến từ nay đến cuối năm chưa có gì khả quan. Thường trước đây phía đối tác luôn nôn nóng lấy hàng, hàng sản xuất đến đâu là hết đến đấy nhưng đến thời điểm hiện tại, họ rất thờ ơ chưa có nhu cầu nên gtồn kho đến 100%".

Trước đây, khách hàng thường đặt hàng trước 6 tháng thì nay chỉ đặt hàng trước 3 tháng. Theo các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước, khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và người dân thắt chặt chi tiêu. Tồn kho như thế này các doanh nghiệp sẽ phải làm quen đến cuối năm.

Lý giải về tình trạng này, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thắt chặt chi tiêu là một phần. Phần lớn lượng hàng tồn kho của phía đối tác châu Âu, Mỹ là quần áo mặc thiết yếu ở thời điểm dịch COVID 19 bùng phát, người dân hạn chế ra ngoài. Nay, lượng hàng này dồn lại. Nhu cầu chuyển sang các mặt hàng quần áo công sở, du lịch, hoạt động ngoài trời. Doanh nghiệp sẽ mất thời gian xử lý hàng tồn.

Ông Lưu Tiến Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nói: "Chuỗi cung ứng giờ thay đổi rất nhanh. Giờ chúng ta không thể dự báo hay kế hoạch dài hạn trước 1 đến 2 năm giờ rất khó, đòi hỏi các nhà máy sẽ phải thích ứng, chuyển đổi mo hình sản xuất, tay nghề của người lao động, công nghệ thích ứng với mặt hàng mới thị trường mới".

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, việc ùn ứ, chậm đơn hàng chỉ diễn ra cục bộ ở một số nhóm mặt hàng nhất định khi mà nhu cầu tiêu dùng đang định hình lại. Các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, kể cả các mặt hàng cao cấp veston, áo khoác, đồ thể thao, leo núi vẫn đang giữ được đơn hàng tốt.

Triển vọng kinh tế thế giới nửa cuối năm

Dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, kinh tế thế giới vẫn sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của xung đột tại Ukraine khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng mạnh, đồng thời giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 và nâng dự báo lạm phát.

Quỹ tiền tệ Quốc tế phải đến cuối tháng này mới công bố triển vọng kinh tế thế giới nửa cuối năm nay và năm sau, nhưng tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã có những đánh giá không mấy lạc quan. IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022, xuống còn 3,6%, lần hạ thứ ba kể từ đầu năm đến nay.

Bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cho biết: "Triển vọng đã xấu đi đáng kể từ lần cập nhật báo cáo hồi tháng 4. Năm 2022 sẽ là một năm khó khăn, nhưng năm 2023 có thể còn khó khăn hơn. Rủi ro suy thoái tăng lên vào năm 2023".

Theo các tổ chức khác, triển vọng kinh tế là rất ảm đạm. Ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nói: "Triển vọng kinh tế bi quan hơn nhiều so với vài tháng trước. Cuộc chiến tại Ukraine thực sự đang áp đặt một cái giá đắt cho nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức thấp đáng kể với lạm phát cao hơn và dai dẳng hơn, chúng tôi hiện dự đoán tăng trưởng toàn cầu vào năm 2022 là 3%, với mức giảm hơn nữa vào năm 2023 xuống còn 2,8%. Chúng tôi dự đoán lạm phát vào năm 2022 sẽ ở mức trung bình 8,8% tại các nước thuộc OECD trước khi giảm dần vào năm 2023".

Tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất trên toàn cầu chậm lại khi các biện pháp phòng dịch COVID-19 của Trung Quốc, xung đột tại Ukraine làm gián đoạn các chuỗi cung ứng hàng hóa, khiến lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua, trong khi nguy cơ suy thoái hiện hữu tại nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mỹ đang tạo ra một mối đe dọa mới đối với kinh tế toàn cầu.

Ông Nie Qingping, Phó Chủ tịch Diễn đàn Tài chính Quốc tế, nhận định: "Cốt lõi trong phản ứng của Mỹ đối với lạm phát là điều chỉnh chính sách tiền tệ. Việc tăng lãi suất dự kiến sẽ mang lại những tác động tiêu cực rất lớn. Thứ nhất, nó có thể dẫn đến một nền kinh tế Mỹ cũng như thị trường tài chính toàn cầu bất ổn. Thứ hai, nó sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Do đó, cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới đều đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu vào năm 2022".

Theo các báo cáo mới nhất, các chỉ số hoạt động của các nhà máy sản xuất tại Nhật Bản, Anh, khu vực sử dụng đồng euro và Mỹ đều chững lại trong tháng 6. Riêng tại Mỹ, các nhà sản xuất lần đầu tiên ghi nhận số đơn đặt hàng mới giảm sút trong 2 năm qua do niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp đều sụt giảm.

Trong khi đó, khu vực sử dụng đồng Euro dường như đang bước vào giai đoạn lạm phát đình trệ với giá hàng hóa và dịch vụ sẽ vẫn ở mức cao. Theo dự báo, khu vực này có khoảng 33% khả năng rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới. Mức lạm phát kỷ lục 8,1% mà châu Âu ghi nhận hồi tháng trước, có thể vẫn chưa là mức đỉnh.

Theo IMF, việc kéo dài chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ khiến triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi, nhưng kiểm soát giá tiêu dùng là việc làm có ý nghĩa quan trọng.

Ngay những ngày đầu năm, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua gói kích cầu phục hồi và phát triển kinh tế có giá trị gần 350 nghìn tỷ đồng. Đây là năm giảm thuế mạnh nhất từ trước đến nay như giảm thuế GTGT từ 10% xuống 2% cho một số hàng hóa, dịch vụ, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm 37 khoản phí, lệ phí, hỗ trợ lãi suất 2%.

Đây là những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 giảm gánh nặng chi phí, tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, qua đó ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng và động lực phát triển nền kinh tế. Và thực thế sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch, cho thấy chính sách sát thực tế, triển khai nhanh, phản ứng chính sách kịp thời thì mới hỗ trợ thực sự cho doanh nghiệp.

Chương trình Sự kiện và Bình luận phát sóng ngày 9/7 với khách mời là ông Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê và ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) sẽ trao đổi chi tiết hơn về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn theo dõi!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.17014259090702202-taux-nas-ad-irt-yud-ig-ib-nauhc-nac-peihgn-hnaod-man-iouc-gnaht-6/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“6 tháng cuối năm, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì duy trì đà sản xuất?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools