vĐồng tin tức tài chính 365

Cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục 'nóng'

2022-07-09 13:57

Trong năm thứ 2 thực hiện kế hoạch của Bộ Công an về thực hiện Chỉ thị của Chính phủ “Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Công an Hà Nội đã phát hiện, tiếp nhận hơn 2.000 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục 'nóng' ảnh 1
Đối tượng trong vụ giả danh nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tiền của nhiều bị hại trên cả nước

Diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi, đa dạng

Theo Phòng CSHS CATP, thời gian vừa qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản (CĐTS) trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến phức tạp.

Thường xuyên xảy ra các vụ việc lừa đảo CĐTS theo phương thức truyền thống như: Giả danh cán bộ cơ quan Nhà nước, người nhà lãnh đạo cấp cao để lừa xin việc làm, “chạy chức”, “chạy án”...; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức sau đó sử dụng vào mục đích ký kết các hợp đồng để lừa đảo CĐTS; Lừa đảo trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản...

Cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục 'nóng' ảnh 2

Công an Hà Nội điều tra khám phá vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, hoạt động lừa đảo CĐTS trên không gian mạng diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, có tính chất xuyên quốc gia, gây thiệt hại lớn và bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự.

Một số thủ đoạn được các đối tượng sử dụng như: Giả danh cơ quan tư pháp để gọi điện thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án, vụ việc đang giải quyết rồi đe dọa chuyển tiền hoặc khai thác thông tin tài khoản ngân hàng của bị hại để đăng nhập sử dụng và chiếm đoạt; Sử dụng mạng xã hội để kết bạn, thông báo gửi quà, sau đó giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế...yêu cầu bị hại nội cước vận chuyển, thuế, phí...vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng chỉ định để chiếm đoạt; Chiếm quyền quản trị (hack) hoặc giải lập các tài khoản mạng xã hội của người dân rồi nhắn tin, lừa gạt người thân quen của chủ tài khoản chuyển tiền sau đó chiếm đoạt;

Lập các hộp thư điện tử tương tự hộp thư điện tử của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất có thực hiện các giao dịch bằng thư điện tử, mạo danh đối tác để đề nghị các tổ chức, cá nhân chuyển tiền thanh toán hợp đồng vào tài khoản ngân hàng của đối tượng và chiếm đoạt; Tạo lập các website, sàn giao dịch, các ứng dụng có giao diện tương tự sàn đầu tư tài chính quốc tế với mức lợi nhuận cao rồi sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thu hút, lôi kéo nhiều người tham gia kinh doanh tiền ảo, ngoại hối, sàn giao dịch quyền chọn nhị phân theo hình thức đa cấp, sau đó can thiệp vào hệ thống kỹ thuật làm cho nhà đầu tư thua lỗ hoặc đánh sập để chiếm đoạt tài sản; Giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản...

Thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn Thành phố, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng chiếm tỷ lệ cao trên tổng số tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản (hơn 70%).

Cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục 'nóng' ảnh 3

Bắt giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bên cạnh đó, đối tượng lừa đảo CĐTS có xu hướng cấu kết thành ổ, nhóm tội phạm, có tổ chức thành đường dây với nhiều đối tượng tham gia tại nhiều địa phương khác nhau và có tính chất xuyên quốc gia.

Về nhân thân người bị hại cho thấy xu hướng ngày càng đa dạng về độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống..., không còn tập trung vào người cao tuổi, phụ nữ trung niên nhẹ dạ cả tin, một bộ phận người dân thiếu kiến thức về kinh tế, trình độ khoa học...

Điều tra, khám phá nhiều đường dây lừa đảo chuyên nghiệp

Trong năm thứ 2 triển khai thực hiện Chỉ thị (từ ngày 25/5/2021 – 25/5/2022), các đơn vị thuộc Công an thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cộng đồng.

Tiếp tục triển khai mô hình đặt biển cảnh báo tại các phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng với nội dung cảnh báo thủ đoạn của tội phạm lừa đảo CĐTS. Khi người dân đến chuyển tiền, nhân viên quầy giao dịch sẽ tư vấn yêu cầu người dân đọc kĩ các biển cảnh báo về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo, kịp thời liên hệ với Cơ quan Công an khi thấy các biểu hiện nghi vấn của khách hàng đến chuyển tiền.

Cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục 'nóng' ảnh 4

Khen thưởng nhân viên ngân hàng ngăn chặn vụ lừa đảo gần 2 tỷ đồng

Sau khi biển cảnh báo đặt tại ngân hàng phát huy hiệu quả, CATP đã chỉ đạo Công an cơ sở tiếp tục triển khai gắn biển cảnh báo tại các cây ATM, khu dân cư, địa bàn công cộng nơi đông người qua lại, in tài liệu tuyên truyền phát đến từng hộ gia đình...Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chủ động rà soát địa bàn, phát hiện các đối tượng nghi vấn.

Từ tháng 5-2021 đến nay, các đơn vị trong CATP đã tiếp nhận hơn 2.000 đơn tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố liên quan đến lừa đảo CĐTS (tăng 808 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố = 64,74% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, có 654 vụ lừa đảo theo phương thức truyền thống; 1402 vụ lừa đảo trên không gian mạng.

Trong nhiều vụ việc đã chủ động phối hợp với ngân hàng phong tỏa tài khoản ngay sau khi nhận được thông tin trình báo của người dân để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Những thủ đoạn cũ...luôn mới

Từ thực tiễn công tác đấu tranh, cơ quan chức năng đã phát đi nhiều khuyến cáo, cảnh báo các phương thức thủ đoạn của tội phạm. Nhưng, mỗi ngày, hàng giờ vẫn có những người dân mắc "bẫy lừa".

Khoảng tháng 4-2022, Công an quận Hoàn Kiếm nắm bắt manh mối đường dây lừa đảo xuyên quốc gia. Các đối tượng đăng các bài viết trên mạng xã hội Facebook để tuyển cộng tác viên cho công ty Shopee, hướng dẫn bị hại kết bạn Zalo để trao đổi. Ban đầu, các đối tượng yêu cầu bị hại thực hiện nhiệm vụ thanh toán các đơn hàng có giá trị thấp, khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được hoàn tiền gốc cộng với “hoa hồng” là 10% giá trị đơn hàng.

Khi đã lấy được niềm tin của các nạn nhân, chúng nâng dần giá trị các đơn hàng và tìm lý do, tìm lỗi như nhắn tin sai cú pháp, chuyển chậm thời gian hệ thống yêu cầu... và đề nghị bị hại thực hiện mua đơn mới có giá trị lớn hơn thì sẽ chuyển trả lại tiền. Sau nhiều lần thực hiện đến khi bị hại không thể còn tiền để làm nhiệm vụ, các đối tượng sẽ chặn Zalo và xóa liên lạc hòng chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục 'nóng' ảnh 5

Nhóm đối tượng bị bắt giữ

Quá trình điều tra, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an quận Hoàn Kiếm xác định, ổ nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu và các đối tượng người Việt Nam thực hiện. Chúng đặt trụ sở tại Đặc khu Mộc Bài thuộc tỉnh Bavet - Campuchia nằm sát biên giới tỉnh Tây Ninh - Việt Nam. Đơn vị đã báo cáo Ban Giám đốc CATP Hà Nội, phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - CATP Hà Nội triển khai kế hoạch triệt xóa.

Đến ngày 3-5-2022, lực lượng công an đã làm rõ, bắt giữ nhiều đối tượng trong băng nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản này. Đối tượng cầm đầu tổ chức là người Trung Quốc. Bước đầu, cơ quan Cảnh sát điều tra đã làm rõ, chỉ trong tháng 2-2022, đã có trên 40 bị hại trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước bị lừa với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng.

Một chuyên án khác Phòng Cảnh sát Hình sự CATP Hà Nội phối hợp Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao điều tra khám phá. Trong thời gian khá dài, 3 đối tượng Nghiêm Văn Dũng (SN 1991, trú tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội); Phùng Văn Khương (SN 1993, trú tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) và Lê Diễm Huyền Trân (SN 2000, trú tại Chợ Lách, Bến Tre), đã có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản,

Cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục 'nóng' ảnh 6

Đối tượng Nghiêm Văn Dũng

Theo tài liệu điều tra,năm 2019, Nghiêm Văn Dũng biết chị Nguyễn Thu H., SN 1990, trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội làm nghề cộng tác viên tài chính và môi giới, hỗ trợ cấp thẻ tín dụng cho một ngân hàng ở Hà Nội, do vậy, Dũng tìm đến chị H nhờ giúp làm thẻ tín dụng.

Thấy công việc của chị H. “nhẹ nhàng” mà thu nhập cũng khá, Dũng đề nghị góp vốn làm ăn chung. Tuy nhiên sau đó, giữa chị H. và Dũng xảy ra mâu thuẫn nên cả hai cắt đứt quan hệ. Chị H. tiếp tục làm một mình, còn Dũng lúc này đã lên kế hoạch chiếm đoạt tiền của chị H. một cách tinh vi.

Dũng liên hệ với Lê Diễm Huyền Trân là chị họ bên vợ của Dũng, nhờ ra chi nhánh nhà mạng, đăng ký 2 sim chính chủ. Mặt khác, Dũng mua lại 1 sim điện thoại của người quen. Cũng trong thời gian này, đối tượng lập 2 tài khoản Zalo mang tên “Tuấn Anh”và “Phan Thùy Linh”, đăng thông tin giới thiệu có khả năng làm thẻ tín dụng hạn mức cao, nên đã có 3 người tìm đến Dũng để nhờ mở thẻ là anh Tô Bá Duyên, anh Lê Đức Huy và anh Bùi Quang Tiến.

Ba người này được Dũng sử dụng tài khoản Zalo hướng dẫn gửi các giấy tờ và mở tài khoản ngân hàng, sử dụng 3 số điện thoại mà Dũng đang sở hữu để nhận mã OTP qua dịch vụ Internet banking.

Xong xuôi, Dũng tìm đến đối tác cũ là chị Nguyễn Thu H. nhờ tư vấn mở thẻ tín dụng với hạn mức 40 triệu đồng/thẻ. Để tránh bị lộ diện, nam thanh niên này thuê Phùng Văn Khương dùng nick Zalo “Tuấn Anh”, một mặt liên hệ với 3 khách hàng của Dũng để nhận hồ sơ, mặt khác liên hệ với chị H. để gửi các hồ sơ kèm 3 chiếc điện thoại thông minh có cài đặt sẵn app và mật khẩu Internet banking của ngân hàng theo chỉ đạo của Dũng. Ba chiếc điện thoại này tất nhiên được lắp 3 chiếc sim mà Dũng nhờ người đăng ký trước đó.

Dù đã từ chối đề nghị của “Tuấn Anh” vì thời gian này ngân hàng không làm thẻ tín dụng, nhưng theo lời dặn dò của Dũng, "Tuấn Anh" nói với chị H. cứ nhận hồ sơ, lúc nào làm được thì làm. Không một chút nghi ngờ, chị H. đồng ý.

Ngày 10-2-2021, do cần chuyển tiền với số lượng lớn mà không muốn bị vượt hạn mức, chị H. chợt nhớ ra 3 tài khoản ngân hàng của “khách hàng” mà Dũng, danh nghĩa là “Tuấn Anh” cho người đưa trước đó. Chị này liền chuyển hơn 1,5 tỷ đồng vào 3 tài khoản trên...

Bằng “thủ thuật” đơn giản qua mặt nhân viên tổng đài của ngân hàng, Dũng biết được trong 3 tài khoản đăng ký bằng sim điện thoại mà Dũng cung cấp có tiền, ngay lập tức, anh ta rủ Lê Diễm Huyền Trân cùng đi ra chi nhánh nhà mạng báo mất hai sim số để cấp đổi sim mới, và nhanh chóng chiếm đoạt quyền quản lý tài khoản ngân hàng mà chị H. đang nắm giữ.

Đối tượng cũng nhờ khách hàng là anh Lê Đức Huy ra ngân hàng đề nghị thay đổi số điện thoại nhận mã OTP sang số điện thoại khác Dũng cũng mua trước đó. Chỉ trong nháy mắt, số tiền hơn 1 tỷ đồng trong 3 tài khoản chị H. "không cánh mà bay"...

Xem thêm: dtna.039905tsop-gnon-cut-peit-nas-iat-taod-meihc-oad-aul-mahp-iot-oab-hnac/nv.oduhthninna.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục 'nóng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools