Theo hồ sơ xin phá sản theo Chương 11 của Bộ luật phá sản Mỹ được nộp lên toà án, Voyager (công ty mẹ của Voyager Digital) ước tính họ đang có hơn 100.000 chủ nợ và từ 1 – 10 tỷ USD tài sản, còn số tiền nợ cũng ở mức tương đương.
Quy trình xin phá sản theo Chương 11 cho phép chặn tất cả kiện tụng dân sự để công ty chuẩn bị kế hoạch xoay vòng trong khi vẫn duy trì hoạt động.
“Sự biến động và lan toả kéo dài trong thị trường tiền điện tử trong vài tháng qua, và việc Three Arrrows Capital vỡ nợ sau khi vay của Voyager Digital khiến chúng tôi phải có cân nhắc và quyết định ngay bây giờ”, Tổng giám đốc điều hành Voyager Stephen Ehrlich cho biết trong một thông cáo.
Trong một thông báo khác gửi đến khách hàng, Ehrlich cho biết thủ tục này sẽ bảo vệ các tài sản của công ty và “tối đa hoá lợi ích của tất cả cổ đông, nhất là khách hàng”.
Hồ sơ xin phá sản gửi lên toà án ở New York cho thấy Alameda Research là chủ nợ lớn nhất của Voyager, với các khoản vay không bảo đảm lên đến 75 triệu USD.
Tháng 10 năm ngoái, Voyager thông báo Alameda trở thành “liên minh chiến lược”, đóng vai trò “tiên phong” trong ngành công nghiệp tiền số.
Tuần trước, Voyager cho biết đã ra thông báo về sự phá sản của quỹ đầu tư tiền số Three Arrows Capital trụ sở tại Singapore, vì đã không thể trả khoản nợ 15.250 bitcoin (tương đương khoảng 324 triệu USD) và số stablecoin (tiền ổn định) trị giá 350 triệu USD.
Tuần trước, Three Arrows Capital nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Đây là một trong những nhà đầu tư có tên tuổi nhất không chịu nổi cú sốc bán tháo trên thị trường tiền số và đang bị thanh lý.
Voyager cho biết họ có hơn 110 triệu USD tiền mặt và tài sản dạng tiền số. Kế hoạch của họ là trả lương cho nhân viên như bình thường và tiếp tục triển khai các dịch vụ khách hàng.
Hàng loạt công ty trong ngành tiền số rơi vào khủng hoảng sau sự sụp đổ của TerraUSD, khi đồng tiền ổn định này mất gần như hoàn toàn giá trị.
Theo Reuters
Bình Giang
Tiền Phong
Xem thêm: nhc.11482910101702202-nas-ahp-nix-os-neit-hnagn-gnort-iout-net-tom-meht/nv.zibefac