Tháng 3 vừa qua, Ukraine đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu yến mạch và đưa lúa mỳ vào danh sách các mặt hàng cần có giấy phép xuất khẩu.
Đến tháng 4, hiệp hội các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã đề nghị chính phủ nước này hủy bỏ quy trình cấp giấy phép xuất khẩu lúa mỳ để đơn giản hóa những thủ tục xuất khẩu mặt hàng này và giải phóng kho lưu trữ phục vụ mùa vụ mới sắp tới.
Trong thời gian từ ngày 1/7/2021 đến ngày 30/6/2022, Ukraine đã xuất khẩu 61,52 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu, trong đó 18,7 triệu tấn lúa mỳ và 12.600 tấn yến mạch.
(Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters)
Quyết định hủy giấy phép xuất khẩu lúa mỳ được cho là nhằm đẩy nhanh việc xuất khẩu ngũ cốc đang tồn đọng tại Ukraine do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa nước này với Nga.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cho biết tại Ukraine - quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ 4 thế giới, hiện vẫn còn 18 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu của mùa vụ năm ngoái tồn đọng trong các kho chứa, trong khi quốc gia này dự kiến sẽ thu hoạch 60 triệu tấn nữa vào mùa vụ năm nay.
Các cảng của Ukraine ở Biển Đen đã ngừng hoạt động kể từ khi xảy ra cuộc xung đột hồi cuối tháng 2 năm nay, làm đình trệ hoạt động xuất khẩu đường biển khiến ngũ cốc tồn đọng tại các kho chứa của nước này.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá lương thực tăng vọt trong thời gian gần đây, gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và các cuộc biểu tình ở những quốc gia đang phát triển.
VTV.vn - Đông Nam Á là khu vực có thế mạnh về nông nghiệp nhưng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro từ nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.55813749001702202-ym-aul-uahk-taux-pehp-yaig-yuh-eniarku/et-hnik/nv.vtv