vĐồng tin tức tài chính 365

'Kèo làm ăn' của đại tá cảnh sát biển với trùm xăng lậu

2022-07-11 03:12

Đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng giả liên quan hai tướng cảnh sát biển dự kiến được Tòa án quân sự Quân khu 7 xét xử ngày 12/7. Trong 14 bị cáo ra tòa, đại tá Phùng Danh Thoại, 57 tuổi, Trưởng phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, là người duy nhất bị truy tố tội Buôn lậu.

Theo cáo trạng, "kèo làm ăn" bắt nguồn từ đầu năm 2019 khi tàu Glory bị lực lượng Vùng Cảnh sát biển 3 bắt giữ vì vận chuyển lậu 1,7 triệu lít dầu. Tàu thuộc sở hữu của Phan Thanh Hữu, người được biết đến là "đại gia" có tiếng của ngành xăng dầu.

Ông Hữu biết bạn làm ăn là Đào Ngọc Viễn có nhiều mối quan hệ nên nhờ giúp để không bị xử lý hình sự.

Phan Thanh Hữu lúc bị bắt, tháng 2/2021. Ảnh: Thái Hà

Phan Thanh Hữu lúc bị bắt, tháng 2/2021. Ảnh: Thái Hà

Do có quan hệ từ trước với đại tá Thoại, ông Viễn dẫn ông Hữu đến gặp để nhờ xử lý việc tàu Glory. Ông Thoại từ chối vì không có khả năng nhưng từ đây, mối quan hệ giữa vị đại tá Bộ tư lệnh Cảnh sát biển và ông trùm xăng lậu cũng bắt đầu.

Nhà chức trách cáo buộc, với ý định "lợi dụng ảnh hưởng" của ông Thoại với lực lượng cảnh sát biển để thuận lợi trong quá trình buôn lậu xăng, Viễn sau đó nhiều lần rủ ông Thoại góp vốn kinh doanh xăng dầu cùng mình và ông Hữu. Ông Viễn đề nghị góp 5 tỷ đồng, hứa hẹn chia lợi nhuận vài tỷ đồng mỗi năm.

Theo thỏa thuận, cả nhóm góp tổng 53,4 tỷ đồng để mua xăng lậu từ Singapore vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Ông Thoại ban đầu không biết có bao nhiêu phần trăm cổ phần trong nhóm và có bao nhiêu người cùng tham gia. Song đến tháng 4/2020, khi cả nhóm gặp nhau tại Hải Phòng, ông Thoại biết có 5 người gồm: mình, Viễn, Hữu, Phạm Hùng Cường (đang bỏ trốn) và Trọng "Dầu" (chưa rõ lai lịch).

Cũng tại cuộc gặp này, ông Thoại được xem bảng kê chi phí của ông Hữu gồm giá nhập xăng, chi phí thuê tàu, chi phí hối lộ, giá bán xăng, lợi nhuận thu được hàng tháng. Năm người thống nhất, sau khi trừ các chi phí trên, lợi nhuận chia theo tỷ lệ 60/40. Trong đó, ông Hữu nhận 40%. Còn nhóm của Viễn, Thoại, Cường, Trọng cùng chia nhau 60% còn lại, cáo trạng nêu.

Thống nhất được điều này, phi vụ buôn lậu của nhóm bắt đầu thực hiện những chuyến hàng đầu tiên, từ tháng 9/2019. Ông Hữu sẽ liên hệ với chủ hàng bên Singapore (do Viễn cung cấp) thỏa thuận về giá và cách thức nhận hàng. Sau đó, ông Viễn điều 2 tàu biển chuyên dụng Pacific Ocean (trọng tải 3.000 tấn) và Western Sea (5.000 tấn) đậu tại vùng biển tự do đợi "lệnh". Khi có thông báo, các tàu này sẽ vào cảng Vopak của Singapore liên lạc với đại lý để nhận hàng.

Khi về tới vùng biển Việt Nam, ông Hữu chỉ đạo nhân viên đưa tàu Nhật Minh 07, 08, 09 ra nhận xăng chở về khu vực sông Hậu thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, số khác đưa về Khánh Hòa tiêu thụ.

Cảnh sát niêm phong một bồn chứa dầu giữa sông Hậu. Ảnh: Thái Hà

Cảnh sát niêm phong một bồn chứa dầu giữa sông Hậu. Ảnh: Thái Hà

Theo kết quả điều tra, mỗi tháng, các tàu của ông Viễn vận chuyển từ 3 đến 6 chuyến, mỗi chuyến từ 3,8 đến 5 triệu lít xăng. Sau khi tiêu thụ xăng, hàng tháng, Hữu lập bảng kê chi phí, lợi nhuận rồi in ra và gửi chuyển fax cho Cường tại Hải Phòng để Cường chuyển cho ông Viễn và đối chiếu.

Sau khi thống nhất, ông Hữu yêu cầu con trai chuyển tiền vào tài khoản cho Cường để nhóm của Cường, Viễn, Thoại tự chia nhau. Sau vụ buôn lậu xăng kéo dài 16 tháng, nhóm này đã tiêu thụ trót lọt hơn 198 triệu lít xăng RON 95 III, tổng giá trị được nhà chức trách xác định, trên 2.794 tỷ đồng.

Nhà chức trách cáo buộc ông Hữu là người hưởng lợi nhiều nhất, 105 tỷ đồng, tương đương 40%. Nhóm 4 người còn lại chia nhau 60%, tương đương 157 tỷ đồng.

Đại tá Thoại, sau khi góp vốn, được Viễn chủ động gọi xuống Hải Phòng để đưa tiền mặt. Thời gian, địa điểm đưa không cố định nhưng thường Viễn đưa tiền cho Thoại tại quán cà phê gần công ty của Viễn.

Khi chia tiền lợi nhuận, Viễn không nói cho ông Thoại biết cụ thể số tiền lợi nhuận trong tháng của cả nhóm nên Thoại không biết số tiền được chia tương ứng với bao nhiêu phần trăm lợi nhuận của cả nhóm, cáo trạng nêu.

Thoại xác định đã được Viễn chia lợi nhuận 16 lần, tương ứng với 16 tháng, lần ít nhất 250 triệu đồng, lần nhiều là 3,4 tỷ đồng. Tổng cộng, ông Thoại đã được Viễn chia 18,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, tháng 2/2020 ông Thoại còn yêu cầu Viễn, Hữu chuyển cho Thoại 4 tỷ đồng thanh toán tiền mua Volvo XC90.

Nhà chức trách kết luận, tổng số tiền ông Thoại hưởng lợi trong vụ án là 22,3 tỷ đồng, gấp 4,5 lần số vốn góp. Trong quá trình điều tra, ông Thoại chủ động nộp 16,3 tỷ đồng để khắc phục hậu quả và nộp thêm 3 tỷ đồng vào tài khoản thi hành án.

Trong vụ án, ông Thoại bị truy tố tội Buôn lậu, theo điểm a, b, khoản 4, điều 188, Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt 12- 20 năm tù.

Liên quan vụ án, đầu tháng 7, Phan Thanh Hữu, Viễn cùng 71 người cũng đang bị VKSND tỉnh Đồng Nai truy tố về tội Buôn lậu theo khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự - khung hình phạt 12 đến 20 năm tù.

Trong 14 bị cáo bị Tòa án Quân sự Quân khu 7 xét xử ngày 12/7:

7 cán bộ Bộ đội Biên phòng bị truy tố tội Nhận hối lộ gồm: Thiếu tướng Lê Văn Minh, 57 tuổi, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4; Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, 61 tuổi, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; thiếu tá Lưu Thế Đức, Phó đoàn trưởng Trinh sát 2, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; đại tá Phạm Văn Trên, 53 tuổi, Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Trà Vinh; trung tá Nguyễn Thanh Lâm, 50 tuổi, Hải đội trưởng 2 thuộc Biên phòng tỉnh Sóc Trăng; thượng tá Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi, Đồn trưởng Biên phòng cảng Trường Long Hòa, tỉnh Trà Vinh và thượng úy Sơn Hoàng Ngự, 41 tuổi, cán bộ đồn biên phòng cảng Trường Long Hòa, tỉnh Trà Vinh.

Đại tá Nguyễn Thế Anh, 49 tuổi, Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang là người duy nhất bị truy tố 2 tội danh, gồm Nhận hối lộ Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép.

Đại tá Phùng Danh Thoại, 57 tuổi, Trưởng phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển bị truy tố tội Buôn lậu.

Năm bị cáo còn lại là ông Lê Văn Phương, 58 tuổi, Phó phòng CSGT Công an Trà Vinh và 4 người thuộc nhóm các đơn vị dân sự.

Thanh Lam

Xem thêm: lmth.9375844-ual-gnax-murt-iov-neib-tas-hnac-at-iad-auc-iol-nob-nov-tom-na-mal-oek/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Kèo làm ăn' của đại tá cảnh sát biển với trùm xăng lậu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools