Người dân xã Hương Giang (Hương Khê, Hà Tĩnh) vội vã trở về nhà trước khi trời nổi dông - Ảnh: VŨ TUẤN
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, một sự kiện được xem là hy hữu tại cánh đồng Cây Soi (xã Hương Giang, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) khi nơi này cứ bị sét đánh kinh hoàng liên tục.
Theo thống kê, đã có hơn chục người bị sét đánh thương vong, trâu chết, nhà hỏng, đồ điện cháy. Khi trời chuyển cơn mưa là mọi người lại cắm đầu chạy...
Chính quyền nên làm một số trạm, cột thu sét trên cánh đồng để an toàn cho dân.
Vũ Kiên
Cơ quan chức năng khẳng định "không có cơ sở kết luận đường điện 35KV qua cánh đồng hút sét", thế nhưng "ông Thiên Lôi" cứ nhè đoạn đường ấy, cánh đồng ấy mà giáng búa tầm sét.
Trước nỗi bất an này, người dân sống ở đây mong được biết nguyên nhân chính xác.
"Chúng tôi mong có cơ quan chức năng nghiên cứu, chỉ được nguyên nhân. Từ đó mà chúng tôi biết cách phòng tránh căn cơ, dân làng cũng yên tâm hơn. Sống nơm nớp lo sợ còn làm ăn chi nữa?" - ông Trần Đình Dũng, một cư dân của làng này, kiến nghị.
Cùng quan điểm phải biết chính xác nguyên nhân để tìm hướng khắc phục, bạn đọc Đông Phương viết: "Lẽ ra các ngành chức năng liên quan của địa phương phải mời các nhà khoa học, nhà chuyên môn thẩm định, đánh giá, tìm nguyên nhân và cách khắc phục".
Theo bạn đọc này, bất kỳ địa phương nào cũng vậy, nếu có tình trạng sét đánh nhiều và tập trung vào một vùng thì phải đề xuất hướng xử lý nhanh chóng chứ để kéo dài thì mọi người sẽ rất bất an.
Trong khi đó, nhìn nhận vấn đề ở góc độ khoa học, bạn đọc Nguyễn Nhật Đãng viết: "Chỉ còn cách phải tính đến dựng một số cột thu sét trên cánh đồng... Nếu việc sét đánh xuống cánh đồng như bài báo đăng thì phải dựng một số cột thu sét để bảo vệ tính mạng người dân. Hoàn toàn không tốn kém và dễ làm".
Để thuyết phục hơn, bạn đọc Nguyễn Nhật Đãng phân tích: "Trời nổi cơn dông, các đám mây nhỏ tích tụ hòa cuộn vào nhau thành những đám mây lớn, các đám mây trái dấu phóng điện vào nhau và phóng xuống đất. Ở cánh đồng do mặt bằng phẳng và rộng lớn nên đám mây dông sẽ sà xuống thấp thì việc xảy ra sét đánh xuống đất càng dễ".
Cho rằng sét đánh chỉ là hiện tượng tự nhiên, những khu vực sét đánh là do địa chất dưới vùng đất ấy có gốc kim loại mật độ cao, bạn đọc nickname Thanh Lỳ viết: "Hồi tui học bên Singapore, trường NTU, cứ mưa dông về là y như rằng ngồi đếm sét đánh đùng đoàng cả chục lần".
Và chống chọi lại lưỡi búa tạ của Thiên Lôi, theo bạn đọc này, người ta lắp chống sét cẩn thận, nên điện vẫn sáng, vẫn an toàn.
Cuối cùng, bạn đọc này đề nghị: "Các kỹ sư, nhà khoa học nên về Hương Giang tìm hiểu, có giải pháp tốt nhất cho bà con yên tâm sinh sống".
Để giải quyết căn cơ vấn đề, bạn đọc Lê Phổ viết: "Do đất địa phương nhiều sắt hoặc có mỏ sắt bên dưới. Mời các bác địa chất về vài bận là rõ ngay thôi. Làm cột thu lôi quanh xã là giải quyết được".
TTO - "Vẫn thở!". Tiếng người đi làm đồng về chạy lại, hỏi han. Dân làng hò nhau vốc bùn dưới ruộng đắp kín người nạn nhân. "Áo nó rách từng chạc từng chạc thế này này - chú Trần Đình Dũng của Lành tả - Cái quần bò nó bị xé toạc lên".
Xem thêm: mth.19040121121702202-iol-neiht-en-ios-yac-gnal-nad-puig-ek-neih-cod-nab/nv.ertiout