Đã có lúc dường như không điều gì có thể cản bước Lim Wee Chai.
Sau một thời gian tăng trưởng vượt trội nhờ đại dịch Covid-19, công ty sản xuất găng tay cao su Top Glove của ông đã vượt mặt cả các doanh nghiệp lớn nhất ở Malaysia như các ngân hàng, công ty viễn thông và thậm chí là tập đoàn điện lực quốc doanh.
Cổ phiếu Top Glove đã tăng trưởng 450% trong 7 tháng đầu năm 2020, mạnh hơn cả những cái tên đáng chú ý nhất trong thời đại dịch như Moderna, Zoom, Peloton Interactive và Carvana. Nhờ đó Lim cũng trở thành tỷ phú.
Tháng 9/2020, Top Glove – công ty sản xuất tới 25% lượng găng tay y tế được sử dụng trên toàn thế giới – tự tin dự đoán giá cổ phiếu sẽ tiếp tục thăng hoa sau khi lợi nhuận tăng tới 1.500%.
Tuy nhiên, đến tháng 6/2021, khi chương trình tiêm chủng vaccine được nhanh chóng triển khai và ngày càng có nhiều đối thủ bước vào thị trường, những kỳ vọng về Top Glove dần dần giảm xuống. 6 tháng sau, công ty cam kết sẽ hành động quyết liệt để tiếp tục mở rộng sau khi chứng kiến giá cổ phiếu quay trở lại mức trước dịch.
Tài sản của Lim và gia đình ông cũng vì thế mà lao dốc theo. Từ mức đỉnh 6 tỷ USD được lập vào tháng 10/2020, đến tháng 1 vừa qua giá trị tài sản ròng của ông đã giảm xuống chỉ còn 1,6 tỷ USD.
Tháng trước, điều tồi tệ nhất đã xảy ra. Lợi nhuận của Top Glove sụt giảm tới 99%, khiến các kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất đổ bể. Theo thống kê của Bloomberg, giờ thì số cổ phần mà Lim nắm trong tay chỉ có giá trị 1 tỷ USD.
Tỷ phú Lim Wee Chai. Ảnh: Charles Pertwee/Bloomberg
Lim không phải là trường hợp duy nhất. Đại dịch đã "sản sinh" ít nhất 5 tỷ phú đôla chỉ trong ngành thiết bị bảo hộ y tế, trong đó có tỷ phú Thai Kim Sim của Supermax Corp, công ty có cổ phiếu tăng giá còn mạnh hơn cả Top Glove. Bên cạnh đó là hàng loạt tỷ phú mới trong lĩnh vực công nghệ và tiền số.
Điểm khác biệt của Lim là ông là Chủ tịch của công ty sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới. Và không giống như các tỷ phú công nghệ và những nhà giao dịch tiền số ở Mỹ hay châu Âu, đà lao dốc của Top Glove có thể ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Malaysia, quốc gia sản xuất ra 65% nguồn cung găng tay của thế giới.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu găng tay cao su của Malaysia đã tăng 50%, lên gần 14 tỷ USD trong năm ngoái, các đối thủ đến từ Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng sản lượng ở mức đáng kinh ngạc, khiến giá bán trung bình giảm mạnh. Các công ty Trung Quốc luôn sẵn sàng hạ giá bán để chiếm lĩnh thị phần.
Top Glove được thành lập năm 1991. Với 49 nhà máy, hàng năm hãng sản xuất khoảng 100 tỷ chiếc găng tay, chiếm 26% nguồn cung toàn cầu. Năm 2001, công ty bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Malaysia và lên sàn chứng khoán Singapore 15 năm sau đó.
Lim cùng gia đình sở hữu 36% cổ phần của Top Glove và đã hưởng lợi lớn từ chính sách chi trả cổ tức hậu hĩnh cũng như đà tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu này. Mặc dù giá cổ phiếu đã giảm 89% so với đỉnh, Lim vẫn nhận được hơn 400 triệu USD trong năm 2021 và 75 triệu USD trong năm 2020 sau khi lợi nhuận của công ty tăng trưởng hơn 300% mỗi năm.
Tham khảo Bloomberg
http://tintuc.vdong.vn/07/1423605.htmXem thêm: nhc.53845610131702202-dsu-yt-gnah-tam-yat-gnag-auv-gno-98-tus-ueihp-oc-aig/nv.fefac