vĐồng tin tức tài chính 365

28,8 tỷ USD đổ vào thị trường tiền mã hoá nửa đầu năm 2022

2022-07-13 12:52

Trong 6 tháng qua, 1.120 thương vụ gọi vốn cho thị trường tiền mã hoá được công bố, với giá trị đầu tư hơn 28,8 tỷ USD. Số liệu được thu thập từ website của Dovemetrics và team Coin98 Insights.

Trong nửa đầu năm 2022, số vòng gọi vốn trung bình mỗi tháng là 186. Con số này tăng tương dần từ tháng 1-4 và đạt mức cao nhất là 219 thương vụ vào tháng 4. Trong tháng 5 và 6, con số giảm dần.

28,8 tỷ USD đổ vào thị trường tiền mã hoá nửa đầu năm 2022 - Ảnh 1.

Số lượng và tổng giá trị thương vụ gọi vốn trên thị trường tiền mã hoá 6 tháng đầu năm 2022

Giá trị đạt đỉnh vào tháng 4 với mức tăng 6,8 tỷ USD, tiếp theo là tháng 1 với 5,3 tỷ USD. Xu hướng cho thấy số tiền gọi vốn mỗi tháng đang giảm, tỷ lệ thuận với giá trị của BTC và tổng giá trị của thị trường tiền mã hoá.

Số lượng vòng gọi vốn trong nửa đầu 2022 tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2021 (615 thương vụ) và giá trị các vòng gọi vốn gần gấp 3 lần (nửa đầu 2021 là 11 tỷ USD).

Nhóm dự án CeFi

Trong nửa đầu 2022, có 164 khoản đầu tư vào CeFi (tài chính tập trung) hoặc có liên quan đến danh mục CeFi, với tổng giá trị là 8,6 tỷ USD. Có 1 khoản đầu tư trị giá hơn 1 tỷ USD và 25 khoản đầu tư có giá trị cao hơn 100 triệu USD.

28,8 tỷ USD đổ vào thị trường tiền mã hoá nửa đầu năm 2022 - Ảnh 2.

Thị trường gọi vốn với nhóm dự án CeFi

Các quỹ lớn nhất là Citadel Securities (1,15 tỷ USD), Robinhood (600 triệu USD), Fireblock (550 triệu USD), Circle (400 triệu USD), FTX và FTX US (mỗi công ty 400 triệu USD).

Tất cả lần gọi vốn đó diễn ra trong các vòng từ Series A trở lên hoặc sau IPO.

Cả số lượng và giá trị mỗi vòng gọi vốn trong danh mục CeFi đều có xu hướng phức tạp trong nửa đầu 2022. Dù số lượng các vòng gọi vốn tăng nhẹ, giá trị trong 5 tháng qua thấp hơn nhiều so với những vòng trước đó.

Như vậy, số lượng dự án gọi vốn và giá trị mỗi vòng trong danh mục CeFi đang tăng lên. Số lượng các thương vụ lớn (trị giá hơn 100 triệu USD) cũng được huy động trong những tháng cuối của nửa đầu 2022, chiếm gần 30% tổng số tiền ở thị trường gây quỹ trong nửa đầu 2022.

Từ đó có thể nhận ra rằng, CeFi là một danh mục nhận được nhiều sự quan tâm từ các VC (Venture Capital - vốn mạo hiểm) và các nhà đầu tư lớn.

Nhóm dự án DeFi

Trong nửa đầu 2022, tổng giá trị gọi vốn ở danh mục DeFi (tài chính phi tập trung) là 2,4 tỷ USD, với 229 khoản đầu tư, lần lượt chiếm 9% và 20% tổng số thị trường gây quỹ. Kết luận đầu tiên là, trong số 4 hạng mục lớn, DeFi ít nhận được sự quan tâm và vốn hơn các hạng mục khác, vì chỉ có dưới 10% tổng giá trị gọi vốn được dành cho hạng mục này.

28,8 tỷ USD đổ vào thị trường tiền mã hoá nửa đầu năm 2022 - Ảnh 3.

Thị trường gọi vốn với nhóm dự án DeFi

Hầu hết thương vụ đều là những thương vụ nhỏ, chỉ có 4 thương vụ trị giá hơn 100 triệu USD (Lithosphere Network, Unizen, Capricorn và Rain) và 46/229 thương vụ trị giá hơn 10 triệu USD. So với nửa cuối 2021, dòng tiền vào danh mục này nhỏ hơn rất nhiều.

Trong khi số lượng các vòng gọi vốn ở lĩnh vực DeFi trong nửa đầu 2022 giảm nhẹ so với cùng kỳ, giá trị của mỗi vòng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, vào tháng 5 và 6, một số khoản đầu tư lớn làm tăng giá của tháng đó, điều này sẽ giải thích cho xu hướng tăng.

Tóm lại, DeFi đang ít nhận được sự quan tâm và tiền từ các VC và các nhà đầu tư lớn. Quy mô trung bình của mỗi vòng đầu tư trong danh mục DeFi là khoảng 10 triệu USD, thấp hơn nhiều so với toàn thị trường nói chung (khoảng 25 triệu USD) và của CeFi nói riêng (50 triệu USD).

Nhóm dự án blockchain và cơ sở hạ tầng

Trong nửa đầu 2022, danh mục có tổng giá trị gây quỹ là 11 tỷ USD (40% tổng giá trị thị trường gọi vốn) và có tổng số thương vụ là 276 (25% tổng số giao dịch). So với các lĩnh vực khác, lĩnh vực này được các nhà đầu tư lớn và VC quan tâm, đổ tiền vào nhiều hơn.

28,8 tỷ USD đổ vào thị trường tiền mã hoá nửa đầu năm 2022 - Ảnh 4.

Thị trường gọi vốn với nhóm dự án blockchain và cơ sở hạ tầng

33 trong số 276 thương vụ có giá trị mỗi vòng là lớn hơn 100 triệu USD, 52 thương vụ lớn hơn 50 triệu USD và 131 thương vụ lớn hơn 10 triệu USD. Một số cái tên quen thuộc huy động được hơn 100 triệu USD là Near Protocol, Aptos, Luna Guard Foundation, Optimism, Phantom, Starkware, LayerZero...

Số lượng và giá trị huy động vốn trong nửa đầu 2022 trong lĩnh vực này cũng cho thấy xu hướng tương tự. Tất cả đều nằm trong số cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 2-3, cho thấy rằng trong 3 tháng đó, dòng tiền vào danh mục này mạnh nhất.

L1, L2, cơ sở hạ tầng là một danh mục lớn và cũng đang thu hút nhiều VC và các nhà đầu tư lớn. Với việc chiếm 40% tổng giá trị thị trường gọi vốn trong nửa đầu 2022, đây chắc chắn là lĩnh vực sẽ tiếp tục cần chú ý trong cuối năm.

Nhóm dự án GameFi, NFT và Metaverse

Trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng các thương vụ ở trong danh mục GameFi, NFT và Metaverse là 309 thương vụ (chiếm 27% tổng số thương vụ), trong khi giá trị của các lần gọi vốn đó là 5,4 tỷ USD (20% tổng giá trị).

28,8 tỷ USD đổ vào thị trường tiền mã hoá nửa đầu năm 2022 - Ảnh 5.

Thị trường gọi vốn với nhóm dự ánGameFi, NFT và Metaverse

Để so với các danh mục khác, đây là lĩnh vực này nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư và VC hơn lĩnh vực DeFi, nhưng vẫn ít hơn để so sánh với lĩnh vực cơ sở hạ tầng, blockchain.

Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, chỉ nhận được chú ý của cộng đồng từ sự thành công do Axie Infinity đem lại. Số lượng nhiều nhưng chỉ có một số thương vụ lớn trong lĩnh vực này gồm 8 thương vụ cho Epic Games, OpenSea, Immutable, Sky Marvis, Rario, Punk Comics và Pixel Vault.

77 trong số 309 thương vụ thành công kêu gọi hơn 10 triệu USD mỗi vòng, 185 trong số 309 thương vụ là vòng hạt giống, 32 thương vụ ở Series A.

Số lượng thương vụ hàng tháng trong danh mục này dao động nhẹ trong nửa đầu 2022. Tháng 4 là tháng có nhiều thương vụ nhất và giá trị các khoản gọi vốn cao nhất trong lĩnh vực. Tuy nhiên, riêng Epic Games chiếm tới 2 tỷ USD tổng giá trị, điều này giải thích cho sự gia tăng đột biến của tháng 4.

Như vậy, đây là lĩnh vực mới, chỉ nhận được rất nhiều sự quan tâm từ thị trường trong vòng chưa đầy một năm. Do đó, hầu hết thương vụ gọi vốn đều có giá trị thấp, ở giai đoạn đầu (trước Series A). Trong khi con số của lĩnh vực này đạt đỉnh vào tháng 4 và những con số đang giảm dần do điều kiện thị trường không thuận lợi.

28,8 tỷ USD đổ vào thị trường tiền mã hoá nửa đầu năm 2022 - Ảnh 6.

Thị trường gọi vốn chia theo nhóm dự án

Các quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ lớn cũng huy động tiền để mở rộng cơ hội đầu tư. Trong nửa đầu 2022, thị trường huy động vốn của các quỹ cũng rất sôi động. Chỉ có 27 thương vụ đến từ các quỹ trong nửa đầu 2022, nhưng tổng giá trị lên tới hơn 14 tỷ USD, mức huy động trung bình cho mỗi vòng gọi vốn là 500 triệu USD.

Một số khoản huy động lớn nhất đến từ a16z, Haun Ventures, Joe McCann, Pantera Capital, Electric Capital, đều có giá trị hơn 1 tỷ USD. Hầu hết lần kêu gọi vốn đều diễn ra vào tháng 3 và 4. 20/27 thương vụ được công bố trong giai đoạn này.

Một số thương vụ trung bình trị giá từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD bao gồm Sequoia Capital, Hack VC, Dragonfly Capital và Binance Labs.

Từ 100 triệu - 500 triệu USD, có 13 Quỹ, bao gồm Castle Island Ventures, Amber Group, AngelList, Spartan Group, Fabric Ventures, Framework Ventures, KuCoin Ventures & Windvane...

Như vậy, bằng cách huy động vốn cho các VC, dòng tiền đang gián tiếp gia tăng trên thị trường. Điều này rất tốt cho thị trường tiền mã hoá, đa số VC đều gọi vốn để tiếp tục rót cho các dự án tiềm năng ở thị trường blockchain.

Thị trường gọi vốn ở các hệ sinh thái lớn

Số lượng chương trình của hệ sinh thái khuyến khích những nhà phát triển và người dùng được tung ra ít hơn so với trong nửa đầu năm 2021. Tuy nhiên, các con số vẫn rất ấn tượng.

Có 16 gói trong nửa cuối 2021, trong khi có 14 gói trong nửa đầu 2022. 9,6 tỷ USD được chi cho nửa cuối 2021, trong khi chỉ 4,1 tỷ USD được chi cho nửa đầu 2022 (giảm hơn 50%).

Hai gói lớn nhất là gói của Kava trị giá 750 triệu USD và gói của Flow (725 triệu USD). Trong tháng 3, số lượng gói được công bố là cao nhất là 5 gói (Kava, Avalanche, IoTeX, Acala, Fantom). Đây là gói thứ 3 của Avalanche để phát triển hệ sinh thái.

Sau khi đạt đỉnh vào tháng 3, số lượng và giá trị của các gói đều giảm mạnh do thị trường suy giảm.

Như vậy, trong nửa đầu 2022, xu hướng tung ra các gói kích thích hệ sinh thái không còn nóng. Tuy nhiên, tổng số tiền chi vẫn ấn tượng. Bên cạnh đó, xu hướng cho thấy sự sụt giảm hàng tháng. Dự đoán, trong nửa cuối 2022, sẽ có ít gói khuyến khích được đưa ra hơn từ các hệ sinh thái vì hiệu quả không cao.

Nửa cuối 2022 tổng số thương vụ gọi vốn và giá trị sẽ giảm

Trong nửa đầu 2022, dòng tiền vào thị trường đang giảm dần so với nửa cuối 2021. Trọng tâm của các quỹ là dự án trong lĩnh vực blockchain, cơ sở hạ tầng, CeFi và bắt đầu huy động thêm vốn ở giai đoạn sớm cho các dự án thuộc GameFi, NFT.

Về phía VC, quy mô trung bình mỗi vòng gọi vốn của VC là 500 triệu USD, cao hơn nhiều so với nửa cuối 2021. Ngày càng có nhiều VC huy động vốn để đầu tư nhiều hơn vào thị trường crypto, cho thấy dấu hiệu rằng tiền không ngừng đổ vào trên thị trường tiền điện tử.

Trong nửa cuối 2022, dự báo tổng số thương vụ gọi vốn và giá trị sẽ giảm do điều kiện thị trường. Lĩnh vực CeFi, blockchain, cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Lĩnh vực DeFi sẽ giảm số lượng các vòng, các dự án mới của GameFi và NFT vẫn có thể thu hút nhà đầu tư sớm đầu tư vào giai đoạn đầu (Seed, Pre-Seed).

Các hệ sinh thái sẽ ít triển khai gói khuyến khích cho người xây dựng và người dùng hơn, vì hiệu quả không cao.

Theo Bảo Nhi

BizLive

Xem thêm: nhc.83532550131702202-2202-man-uad-aun-aoh-am-neit-gnourt-iht-oav-od-dsu-yt-882/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“28,8 tỷ USD đổ vào thị trường tiền mã hoá nửa đầu năm 2022”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools