Động thái này đánh dấu sự thay đổi lớn trong nguồn cung năng lượng của Đức. Theo đó, Đức sẽ ngừng mua than đá của Nga vào ngày 1/8 tới, ngừng mua dầu mỏ Nga vào ngày 31/12.
Đức đang gấp rút phát triển các trạm đầu mối nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng nhằm bù đắp phần giảm sút trong nguồn cung khí đốt cho nước này. Tuy nhiên, giới chức nước này nhận định vẫn còn khoảng trống lớn cần lấp đầy. Trước đây, Nga cung cấp 40% than đá và 40% dầu mỏ cho Đức.
Tháng 6 vừa qua, Đức đã kích hoạt giai đoạn hai trong kế hoạch khẩn cấp gồm ba giai đoạn để đối phó với tình trạng sụt giảm nguồn cung từ Nga trong thời gian gần đây.
Chính phủ Đức kích hoạt "giai đoạn báo động" khi nhận thấy nguy cơ cao về tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt trong dài hạn. Về lý thuyết, việc kích hoạt giai đoạn hai cho phép các công ty năng lượng tăng giá đối với ngành công nghiệp và các hộ gia đình, từ đó giúp giảm nhu cầu tiêu thụ.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck từng cáo buộc Nga sử dụng khí đốt "như một vũ khí" chống lại Đức, nhằm trả đũa việc phương Tây hỗ trợ Ukraine sau khi Moskva mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại nước láng giềng này.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, đã bác bỏ các cáo buộc Nga sử dụng dầu khí để gây sức ép chính trị.
VTV.vn - Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 8/5 đã cam kết loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.91964639131702202-agn-auc-uad-av-ad-naht-aum-gnugn-meid-ioht-hnid-na-cud/et-hnik/nv.vtv