Trong tổng doanh số bán hàng trên có 17.826 xe du lịch, giảm 49%; 6.821 xe thương mại, giảm 14%; và 512 xe chuyên dụng, giảm 24% so với tháng trước.
Về nguồn gốc xe, trong khi doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 11.044 xe, giảm 57%, thì số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 14.115 xe, giảm 23% so với tháng trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 201.840 xe các loại, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xe du lịch đạt 157.935 xe, tăng 50%; xe thương mại 40.498 xe, giảm 5%; và xe chuyên dụng là 3.407 xe, tăng 12% so với năm 2021.
Cũng xét theo xuất xứ xe, tính đến hết tháng 6/2022, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đạt 116.066 xe, tăng 37%, trong khi xe nhập khẩu là 85.774 xe, tăng 30% so với cùng kì năm ngoái.
Cùng với các đơn vị thành viên VAMA, TC Group (Tập đoàn Thành Công) với thương hiệu xe Hyundai trong tháng 6 vừa qua tiêu thụ được 4.278 xe, nâng tổng doanh số 6 tháng đầu năm lên 36.397 xe được bàn giao đến tay khách hàng.
Bên cạnh đó, VinFast cũng tiêu thụ được 2.490 xe trong tháng 6, nâng tổng doanh số 6 tháng đầu năm lên 14.695 xe các loại được bàn giao đến tay người tiêu dùng.
Thiếu linh kiện, doanh số bán ô tô tại Việt Nam giảm 42%. Ảnh minh họa.
Dẫn đầu toàn thị trường ô tô Việt Nam về doanh số bán hàng trong tháng 6 vừa qua tiếp tục là Toyota Việt Nam khi đạt doanh số 5.179 xe. Tiếp đến là TC Group với 4.278 xe Hyundai, Thaco Kia (3.517 xe), Mitsubishi Việt Nam (2.283 xe), Ford Việt Nam (2.034 xe), Thaco Mazda (1.931 xe), Honda Việt Nam (1.702 xe)…
Cùng với mức giảm chung doanh số của toàn thị trường ô tô Việt Nam, trong tháng 6 vừa qua chỉ có 4 mẫu xe đạt doanh số trên 1.000, dẫn đầu là Toyota Corolla Cross khi tiêu thụ được 1.451 xe, tiếp đến Ford Ranger (1.410 xe), Toyota Veloz (1.317 xe) và Hyundai Accent 1.086 xe.
Đáng chú ý, mẫu Vios thường bán chạy nhất Toyota Việt Nam và toàn thị trường ô tô hàng tháng, nhưng trong tháng 6 vừa qua có doanh số bán khá khiêm tốn, chỉ ở mức 673 xe…
Với doanh số bán hàng giảm mạnh như trên, các doanh doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân chủ yếu do khủng hoảng chất bán dẫn và thiếu chip vẫn chưa được khắc phục trên phạm vi toàn cầu, đồng thời cũng do tác động từ các diễn biến tiêu cực của tình hình dịch bệnh COVID-19 và chính trị tại một vài khu vực.
Còn theo đánh giá của các chuyên gia, cùng với việc thiếu hụt linh kiện đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh xe, thì chương trình giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đã kết thúc từ cuối tháng 5 nên nhiều người đã tận dụng mua xe trong khoảng thời gian này cũng có phần tác động đến doanh số của tháng 6 vừa qua giảm.
VTV.vn - Sau nửa đầu năm 2022, một số mẫu xe danh tiếng đã bị dừng bán tạm thời hoặc lâu dài tại thị trường Việt Nam do nhiều vấn đề khác nhau.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.1914605131702202-24-maig-man-teiv-iat-ot-o-nab-os-hnaod/et-hnik/nv.vtv