Thanh toán tiền xăng ở Mỹ. Giá xăng tháng 7 tại Mỹ đã giảm so với tháng 6 - Ảnh: WP
Theo báo Washington Post, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981 và cao hơn mức tăng 8,1% của tháng 5.
Giá cả liên tục tăng trong thời gian qua ảnh hưởng nhiều đến các hộ gia đình Mỹ. Trong đó, người Mỹ da màu và gốc Tây Ban Nha có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề, do phần lớn thu nhập chi trả cho những thứ thiết yếu như nhà ở, phương tiện đi lại và thực phẩm.
Giá thực phẩm tăng 12,2% so với một năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 1979; giá thuê nhà tăng 5,8%, cao nhất kể từ 1986; giá xe hơi mới tăng 11,4%; giá vé máy bay tuy giảm trong tháng 6 nhưng vẫn tăng 34% so với năm ngoái.
Từ tháng 5 - 6, chi phí nha khoa tăng 1,9%, mức tăng lớn nhất trong một tháng kể từ khi số liệu được ghi chép vào năm 1995.
Sau đại dịch, người Mỹ chi tiêu nhiều vào các mặt hàng gia đình, như nội thất, thiết bị gia dụng và thiết bị tập thể dục, khiến chuỗi cung ứng trở nên quá tải và giá cả hàng hóa tăng vọt.
Khi chi tiêu của người tiêu dùng chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ như du lịch, ăn uống nhà hàng, xem phim, dự hòa nhạc hay sự kiện thể thao, giá cả dịch vụ lại gia tăng.
Chi phí nhà ở cũng tăng vọt. Theo công ty môi giới bất động sản Redfin, chi phí trung bình của các hợp đồng thuê nhà mới đã tăng 14% trong năm qua, lên mức trung bình là 2.016 USD/tháng.
Các nhà phân tích dự đoán nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục nâng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế vào cuối tháng 7 này.
TTO - Bộ Tài chính Singapore thông báo khoảng 1,5 triệu dân ở nước này sẽ nhận được đến 700 đôla Singapore (khoảng 11,6 triệu đồng) tiền mặt mỗi người trong tháng 8-2022.
Xem thêm: mth.29995330231702202-1-9-cul-yk-gnat-6-gnaht-ym-ipc/nv.ertiout