Cao ủy phụ trách nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) Janusz Wojciechowski phát biểu tại cuộc gặp các doanh nghiệp EU, Việt Nam ngày 13-7 - Ảnh: TRẦN PHƯƠNG
"Hôm nay tôi có buổi gặp gỡ nông dân và những hộ sản xuất trái cây nhỏ lẻ. Tôi thấy cuộc gặp rất thú vị và rất truyền cảm hứng", ông Wojciechowski nói tại cuộc gặp các doanh nghiệp Việt Nam, EU ngày 13-7 tại TP.HCM.
Sáng cùng ngày, ông Wojciechowski đã đến thăm doanh nghiệp trồng và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Tiền Giang.
Đặt vấn đề làm sao để những nông dân nhỏ lẻ này có thể tiếp cận thị trường châu Âu, theo ông Wojciechowski, Việt Nam và EU không có sự cạnh tranh trong lĩnh vực lương thực và cần tăng cường trao đổi về việc hợp tác để giảm những khác biệt.
"Chúng ta cần trao đổi kiến thức về tiêu chuẩn sản xuất và chúng tôi sẵn sàng hợp tác về các yêu cầu, tiêu chuẩn của chúng tôi đối với sản phẩm nhập khẩu", ông nói và cho rằng: "Vẫn còn không gian để tăng quan hệ thương mại chúng ta. Việc đó cũng rất quan trọng đối với an ninh lương thực của Việt Nam và EU".
Cùng nhận định, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng vẫn còn dư địa để hợp tác thương mại về nông sản giữa Việt Nam và EU. Thế mạnh nông nghiệp giữa hai bên mang tính hỗ trợ cho nhau.
"Chúng tôi rất hoan nghênh các doanh nghiệp EU đến Việt Nam để tạo dựng niềm tin", ông Nam nói và đề xuất tổ chức các cuộc họp về kỹ thuật để tăng cường kết nối, giải tỏa những vướng mắc nhằm tăng cường thương mại hơn nữa.
Theo ông Nam, hợp tác song phương trong lĩnh vực này hiện là 5 tỉ USD nhưng có thể tăng lên 7 đến 10 tỉ USD. Ông cũng cho rằng còn nhiều vấn đề cần thảo luận thêm như hợp tác phát triển chuỗi an ninh lương thực toàn cầu, xây dựng nền nông nghiệp tri thức, nông nghiệp hữu cơ.
"Vấn đề xây dựng logistics cho nông sản giữa Việt Nam và châu Âu cũng là vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam rất trăn trở. Nên chăng chúng ta có thể phát triển một hiệp hội logistics nông sản EU và Việt Nam?", ông nói.
Theo ông Wojciechowski, quan hệ giữa Việt Nam và EU đang phát triển mạnh mẽ.
"Những trụ cột trong quan hệ của chúng tôi được hiển thị rõ trong những hiệp định song phương - bao gồm Hiệp định Hợp tác và đối tác toàn diện (PCA) và Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA)", ông chia sẻ.
Từ năm 2020 đến năm 2021, thương mại trong lĩnh vực thực phẩm giữa hai bên đã vượt qua những thách thức của đại dịch COVID-19 và đạt tăng trưởng 9%.
Theo Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, nhờ EVFTA, thương mại nông sản giữa EU và Việt Nam ước sẽ tăng trưởng hơn nữa vào năm 2022.
TTO - 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt con số ấn tượng 27,88 tỉ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 55 tỉ USD, vượt 5 tỉ USD so với Chính phủ giao.
Xem thêm: mth.31614158131702202-nas-gnon-ev-iam-gnouht-cat-poh-gnort-aid-ud-ueihn-noc-ue-man-teiv/nv.ertiout