Người dân tiêm vắc xin mũi 4 tại Trung tâm y tế Đa Kao, quận 1, TP.HCM - Ảnh: MINH DUY
Mới đây Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường tiêm chủng đối với người trên 18 tuổi đủ điều kiện tiêm các mũi tiếp theo (mũi 3, mũi 4). Sinh viên và học sinh là các đối tượng được ưu tiên nhằm đảm bảo sức khỏe và tiến độ học tập đúng theo kế hoạch.
Nhiều sinh viên còn e ngại tiêm do sợ có phản ứng phụ, một số sinh viên khác thì có tâm lý chủ quan đối với dịch bệnh trong tình hình cả nước đã trở lại bình thường mới sau đại dịch.
GS Phan Trọng Lân - cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho rằng mỗi cơ thể sẽ có phản ứng với vắc xin ở mức độ khác nhau. "Trong 4 mũi tiêm thì tiêm mũi 3, mũi 4 có ý nghĩa nhắc lại lần 1, lần 2 nên ở giữa mức phản ứng của mũi 1, mũi 2. Ví dụ như vắc xin Pfizer thì tiêm mũi 2 phản ứng hơn mũi 1 còn mũi 3, mũi 4 ít phản ứng hơn mũi 2" - GS Phan Trọng Lân cho biết.
HCDC khuyến cáo việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mũi nhắc lại là cần thiết để duy trì sự bảo vệ trước dịch bệnh khi kháng thể từ những liều tiêm cơ bản giảm dần, đặc biệt trong bối cảnh biến chủng mới vẫn có khả năng xuất hiện trên thế giới. Việc vận động tiêm vắc xin trên tinh thần tự nguyện, cho nên người dân, các bậc phụ huynh, các bạn học sinh, sinh viên nên tuân theo những khuyến cáo của Bộ Y tế về việc tiêm đầy đủ các mũi vắc xin.
TTO - Hiệu lực vắc xin ngừa COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian nên cần tiêm mũi 4. Nhiều người dân đã tự nguyện tiêm mũi 4 khi đủ thời gian, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chủ quan cho rằng việc này không cần thiết.
Xem thêm: mth.30314852231702202-gnouc-gnat-nix-cav-ium-meit-ihk-gnal-ol-gnud/nv.ertiout