vĐồng tin tức tài chính 365

Dự báo 2 kịch bản kinh tế Việt Nam 2022

2022-07-15 15:21

Sáng nay, tại Hội thảo công bố Báo cáo "Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022: Cải cách và phát triển bền vững", Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã công bố 2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam 2022.

Trong đó, kịch bản 1, CIEM dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% trong cả năm 2022, cùng tỷ lệ lạm phát 4%.

Kịch bản này, CIEM xây dựng dự báo dựa trên giả thiết tình hình dịch bệnh ở thế giới và Việt Nam nhìn chung sẽ được kiểm soát, các nước duy trì xu hướng tạo thuận lợi cho đi lại của người dân. GDP của thế giới tăng 2,9% trong năm 2022... Còn về phía Việt Nam là tỷ giá VND/USD của ngân hàng thương mại tăng 2,5%; tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 8,5%; vốn thực hiện của khu vực FDI (bao gồm cả phía nước ngoài và phía Việt Nam) tăng 8,9%, giải ngân đầu tư từ nguồn NSNN ở mức 460,8 nghìn tỷ đồng.

Còn theo kịch bản 2, CIEM dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,9%, cùng tỷ lệ lạm phát 3,9%. Kịch bản này, CIEM xây dựng trên giả thiết GDP của thế giới tăng 3,6%; tổng phương tiện thanh toán tăng 10,5%; giải ngân đầu tư từ nguồn NSNN ở mức 542,16 nghìn tỷ đồng…

Dự báo 2 kịch bản kinh tế Việt Nam 2022 - Ảnh 1.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Việt Nam đạt tốc độ tăng GDP đạt 5,03% trong quý I/2022 và 7,72% trong quý II/2022, đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với khu vực châu Á. Đà phục hồi tăng trưởng được thể hiện rõ nét ở cả ba khu vực, đặc biệt là dịch vụ… lao động - việc làm đã sớm có những chuyển biến tích cực. Cùng với đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II/2022 đạt 51,6 triệu người, tăng gần 0,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, đây là những tiền đề quan trọng cho 2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam 2022.

Về các giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2022, bà Minh cho biết, ngay trong báo cáo nghiên cứu về "Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế sau đại dịch COVID-19: Đề xuất cho Việt Nam" do Chương trình Aus4Reform tài trợ và công bố vào tháng 4/2021, CIEM đã kiến nghị, phải đẩy mạnh cải cách ngay cả trong bối cảnh thực hiện phục hồi kinh tế, để giảm bớt áp lực đối với lạm phát và tạo không gian mới cho doanh nghiệp phát triển.

“Chúng ta đã bàn nhiều về lạm phát trong những tháng vừa qua. Tuy nhiên, bài học trong ứng xử với lạm phát và hệ lụy của khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009 đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị: chỉ thực hiện các biện pháp điều hành tổng cầu, tức là nới lỏng hay thắt chặt tài khóa - tiền tệ, thì khó có thể phát huy bền vững đối với ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế”, bà Minh khẳng định.

Theo bà Minh, trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì “công thức” từ những năm trước đó là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện cho cải cách thể chế kinh tế mạnh mẽ theo hướng thị trường hiện đại sẽ càng có ý nghĩa quan trọng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.6782202151702202-2202-man-teiv-et-hnik-nab-hcik-2-oab-ud/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dự báo 2 kịch bản kinh tế Việt Nam 2022”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools