vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều phòng khám dụ bệnh nhân COVID-19 chi hơn tỉ đồng để ‘rửa máu’

2022-07-16 03:34
Nhiều phòng khám dụ bệnh nhân COVID-19 chi hơn tỉ đồng để ‘rửa máu’ - Ảnh 1.

Hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 đã đi qua nhiều nước để "rửa máu" - Ảnh: ITV

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ gần đây ước tính có gần 1/5 bệnh nhân COVID-19 bị các triệu chứng dai dẳng. Với hàng trăm triệu bệnh nhân COVID-19 trên toàn cầu, ước tính khiêm tốn nhất cho thấy hàng chục triệu bệnh nhân bị ảnh hưởng lâu dài.

Theo trang Ars Technica, lợi dụng tình hình trên, nhiều "lang băm" xuất hiện và cung cấp các sản phẩm và phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng, với giá "cắt cổ".

Ở Mỹ xuất hiện các phương pháp điều trị COVID-19 kéo dài chưa được chứng minh, chẳng hạn như chất bổ sung vitamin, dịch truyền, nhịn ăn, liệu pháp ozone và kê đơn thuốc không có nhãn.

Trong khi đó, một cuộc điều tra của Anh được công bố trong tuần này hé lộ chiêu trò mới: "rửa máu", thực chất là lọc máu, khá đắt tiền.

Cuộc điều tra do hãng ITV News của Anh và Tạp chí Y học Anh thực hiện, tiết lộ hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 kéo dài đang đến các phòng khám tư nhân ở nhiều quốc gia khác nhau - bao gồm Thụy Sĩ, Đức và Cyprus - để lọc máu. Đây là phương pháp chưa được chứng minh có thể điều trị được bệnh COVID-19 kéo dài.

Lọc máu là một liệu pháp y tế được sử dụng để điều trị các tình trạng cụ thể, bằng cách lọc ra các thành phần có vấn đề đã biết của máu. Chẳng hạn như lọc ra LDL (lipoprotein mật độ thấp) ở những người có cholesterol cao khó chữa, hoặc loại bỏ các tế bào bạch cầu ác tính ở những người bị bệnh bạch cầu.

Bác sĩ nội khoa Beate Jaeger, người điều hành Trung tâm Lipid North Rhine ở Đức, bắt đầu điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 kéo dài bằng phương pháp lọc máu qua bộ lọc heparin. Bà cũng kê toa cho những bệnh nhân này uống thuốc chống đông máu.

Bác sĩ Jaeger đưa ra giả thuyết rằng máu của những người bị COVID-19 kéo dài quá nhớt và chứa các cục máu đông nhỏ. Bà cho rằng lọc máu có thể cải thiện vi tuần hoàn và sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy phương pháp này đúng hoặc hiệu quả. Bác sĩ Jaeger cố gắng công bố phương pháp của mình trên một tạp chí y khoa của Đức và bị bác bỏ.

Bày tỏ sự tức giận về "chủ nghĩa giáo điều" trong y học, bác sĩ Jaeger tuyên bố đã điều trị cho những bệnh nhân của bà "đến bằng xe lăn và đi bộ về".

Ngoài bác sĩ Jaeger, nhiều phòng khám khác cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chữa cho bệnh nhân COVID-19 kéo dài.

Cuộc điều tra của Anh đã phỏng vấn một phụ nữ ở Hà Lan, bà Gitte Boumeester, người đã trả hơn 50.000 USD - gần như tất cả tiền tiết kiệm của mình - để điều trị tại một phòng khám COVID-19 kéo dài mới mở ở Cyprus, sau khi đọc được những trường hợp “được chữa thành công” trên mạng.

Tại phòng khám ở Cyprus, bà Boumeester đã được điều trị bằng các phương pháp chưa được chứng minh hiệu quả như lọc máu, truyền vitamin, điều trị oxy cao áp, thuốc chống đông máu và hydroxychloroquine - vốn không hiệu quả với COVID-19.

Sau 2 tháng ở Cyprus “điều trị” bằng nhiều phương pháp khác nhau và tiêu hết tài khoản ngân hàng, bà Boumeester cho biết không thấy cải thiện các triệu chứng suy nhược của mình, bao gồm tim đập nhanh, đau ngực, khó thở và sương mù não.

Lần đầu tiên phát hiện vi nhựa trong máu ngườiLần đầu tiên phát hiện vi nhựa trong máu người

TTO - Một nghiên cứu vừa công bố cho biết người ta đã lần đầu tiên tìm thấy các hạt vi nhựa trong máu người, và điều này hé lộ khả năng vi nhựa cũng có thể sẽ còn thâm nhập vào các cơ quan nội tạng khác.

Xem thêm: mth.39092520251702202-uam-aur-ed-gnod-it-noh-ihc-91-divoc-nahn-hneb-ud-mahk-gnohp-ueihn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều phòng khám dụ bệnh nhân COVID-19 chi hơn tỉ đồng để ‘rửa máu’”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools