vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng xem thường phản ứng của người tiêu dùng

2022-07-16 15:44
Đừng xem thường phản ứng của người tiêu dùng - Ảnh 1.

Khách hàng bức xúc khi Grab thu thêm các khoản phụ thu, như nắng nóng - Ảnh: Q.ĐỊNH

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nếu những app nào đưa ra mức giá cước bất hợp lý, thị trường sẽ tự vận hành và điều chỉnh trên cơ sở người tiêu dùng có quyền được lựa chọn những nhà cung ứng dịch vụ khác. 

Với các tài xế Grab, nếu không thấy có lợi ích từ việc chia sẻ quyền lợi của Grab, có thể sẽ chuyển sang nhà cung ứng dịch vụ khác để cung cấp dịch vụ.

Người tiêu dùng chưa được bảo vệ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho rằng việc Grab thu thêm các khoản phụ thu, như nắng nóng là không phù hợp. Bởi lẽ thời tiết hôm nay nắng nóng, ngày mai có thể mát mẻ. 

Trên thực tế, nhiều ngành nghề và ngay cả người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng nắng nóng nên cần có sự chia sẻ để có mức chi phí dịch vụ hợp lý.

Cũng theo ông Hùng, cần xem xét lại tính hợp lý của việc kê khai các khoản phụ thu này, đồng thời đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh phải xem xét, kết luận về các hành vi của đơn vị cung cấp dịch vụ xem có vi phạm quy định hay không. 

"Tuy nhiên, người tiêu dùng có quyền góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá cả. Cơ quan quản lý với thẩm quyền cũng cần có biện pháp để bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng", ông Hùng đề nghị.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, trong trường hợp này là "thuận mua vừa bán" nên trước khi thực hiện khiếu kiện/khiếu nại, người tiêu dùng thực hiện quyền góp ý về giá cả sẽ phù hợp hơn. 

"Bởi giá dịch vụ đã được thông báo, người tiêu dùng có quyền lựa chọn, từ chối sử dụng dịch vụ mà không bị ép buộc. Nếu thấy việc thu thêm phí nắng nóng là bất hợp lý, khách hàng có thể góp ý với doanh nghiệp", ông Hùng nói.

Trong khi đó, sau khi yêu cầu Grab cung cấp các thông tin liên quan đến việc thu phụ phí, Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết đang tiếp tục rà soát các thông tin liên quan và chờ thông tin giải trình của Grab (ngày 18-7), cũng như tập hợp các thông tin công bố công khai của Grab. 

Trên cơ sở báo cáo, so sánh đối chiếu thông tin, cơ quan này sẽ có kết luận cuối cùng và phương án xử lý phù hợp.

"Việc xác định hành vi của Grab phải trên cơ sở báo cáo của đơn vị này và đối chiếu, so sánh với những thông tin đã công bố, công khai trước đó. Đồng thời rà soát đánh giá lại thị trường, thị phần dịch vụ vận tải của đơn vị này trong ngành, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp. 

Quy định Luật cạnh tranh về xác định vị trí độc quyền hay thống lĩnh thị trường rất chặt chẽ, nhưng việc xem xét, ra quyết định cần phải mất nhiều thời gian", một lãnh đạo cơ quan này cho hay.

Đừng xem thường phản ứng của người tiêu dùng - Ảnh 2.

Cũng không ít các đơn hàng áp dụng tại các quán, nhà hàng trong trung tâm thương mại cũng bị áp thêm phụ phí - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Luật cạnh tranh cấm bóc lột khách hàng

Một chuyên gia pháp luật cho hay để xác định việc các app thu thêm các phụ phí trong dịch vụ của mình có hợp lý, đúng quy định hay không, phải dựa trên ba căn cứ pháp luật. 

Theo Luật giá, với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách, phải thực hiện kê khai giá cước vận tải đến cơ quan chức năng. Việc kê khai giá nhằm tránh những trường hợp doanh nghiệp này đưa ra các chi phí dịch vụ không phù hợp, đơn cử như việc thu thêm các loại phụ phí mà Grab đang thực hiện.

Với Luật bảo vệ người tiêu dùng, đơn vị cung cấp dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu về việc công bố công khai minh bạch thông tin về dịch vụ, bao gồm giá dịch vụ. Nếu các app áp dụng thu các loại phụ phí, cần làm rõ các app này có thông báo rõ tới khách hàng về việc thu phí các dịch vụ này hay không, thời điểm và phạm vi áp dụng thế nào, khung giờ ra sao, có đảm bảo tính hợp lý hay không?

"Thế nào là nắng nóng. Như ở Nghệ An, từ 7h sáng đã nắng rồi, có được xem là nắng nóng hay không. Rồi mức lợi nhuận thu về được phân chia cho tài xế ra sao. 

Khung giờ nào sẽ áp dụng, chi phí tính (5.000 đồng) có hợp lý hay không. Nếu áp dụng phải công khai rõ ràng để người tiêu dùng có quyền lựa chọn tiếp tục sử dụng dịch vụ của Grab nữa hay chuyển sang dịch vụ của nhà cung cấp khác", vị này phân tích.

Trong khi đó, theo Luật cạnh tranh, đặc biệt là với hành vi lạm dụng sức mạnh hay vị trí thống lĩnh thị trường (tức là chiếm thị phần từ 30% trở lên), hoặc lạm dụng vị trí độc quyền để đưa ra các dịch vụ bất lợi cho khách hàng, theo vị này, cũng cần phải có thời gian để điều tra, đánh giá kỹ lưỡng về thị phần của Grab trong ngành cung ứng dịch vụ vận tải.

Cũng theo vị này, việc xác định thị phần của các đơn vị trong ngành vận tải cũng chỉ mang tính thời điểm, để phục vụ cho vụ việc ở từng thời điểm nhất định. Cũng bởi biến động trong ngành diễn ra liên tục, số liệu thị trường sẽ thay đổi liên tục, nên cần phải có thời gian để rà soát, đánh giá việc Grab có chiếm thị phần từ 30% trở lên hoặc có độc quyền hay không.

"Luật cạnh tranh không cấm doanh nghiệp gia tăng sức mạnh hay thống lĩnh thị trường với một/nhóm doanh nghiệp nhưng có quy định cấm các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh như loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác hoặc phát triển kinh doanh dẫn tới những sai lệch về cạnh tranh trên thị trường, nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng", vị này khẳng định.

* Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty luật ANVI):

Phải kiểm soát độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường

ls-truong-thanh-duc-anh-quangthe-1- 1(Read-Only)

Cần để thị trường phát triển tự nhiên mà không tạo ra thế độc quyền cho một hay một vài doanh nghiệp.

Gắn với đó là việc đảm bảo tính công khai, minh bạch, tức là các đơn vị cung ứng dịch vụ có đảm bảo các chi phí giá cước có được thông tin và công khai tới người tiêu dùng hay không.

Tuy vậy, cơ quan chức năng cần phải quản lý được dữ liệu hoạt động của các công ty công nghệ để xác định thị phần của loại hình taxi này với các hãng taxi truyền thống ở trên một địa bàn hay cả nước.

Khi quản lý được dữ liệu hoạt động của các hãng, cơ quan chức năng mới kiểm soát chống độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để có những hành vi gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nền kinh tế.

Có dấu hiệu của hành vi bị cấm

Theo quy định điều 27 của Luật cạnh tranh, các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền đều bị cấm.

Một trong những căn cứ và dấu hiệu để xác định nghi vấn có hay không Grab lợi dụng sức mạnh trên thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền bị cấm chính là việc đơn vị này đưa ra yêu cầu thu thêm phụ phí cho các dịch vụ.

Cụ thể, điểm b điều 27 quy định trường hợp doanh nghiệp "áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng".

Trong trường hợp này, việc Grab đưa ra các phụ phí thu thêm có thể đặt ra nghi vấn đây có phải là dấu hiệu của hành vi bị cấm khi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

'Grab thu phí nắng nóng': Sao không đưa đúng số tiền phụ phí cho tài xế?

TTO - Nhiều người dùng cho rằng nếu Grab muốn chăm sóc đến đội ngũ tài xế của mình, có thể có những chính sách phúc lợi khác chứ không nên tính phí thêm cho khách và cùng "hưởng ké" trong đó.

Xem thêm: mth.91345738061702202-gnud-ueit-iougn-auc-gnu-nahp-gnouht-mex-gnud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đừng xem thường phản ứng của người tiêu dùng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools