vĐồng tin tức tài chính 365

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan nói về kiến nghị lập Sở An toàn thực phẩm TP.HCM

2022-07-16 17:53

Ngày 15.7, trao đổi thêm với PV Thanh Niên về việc kiến nghị thành lập Sở An toàn thực phẩm thay thế cho Ban quản lý An toàn thực phẩm đã thực hiện thí điểm 6 năm qua, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho rằng: "6 năm qua, việc thống nhất một đầu mối về ban đã chứng tỏ hiệu quả".

Theo đó, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã tăng sức mạnh, vai trò trách nhiệm trong triển khai chính sách, khả năng phân tích tổng hợp đề xuất, tham mưu cho UBND TP.

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan nói về kiến nghị lập Sở An toàn thực phẩm TP.HCM - ảnh 1
Kiểm tra đảm bảo ATP tại TP.HCM

TRẦN XUÂN KHÁNH

Như vậy đây là giải pháp, là mô hình cần được công nhận chính thức, với các chức năng nhiệm vụ ban đang thực hiện là của 1 sở chuyên môn. Việc thành lập chính thức Sở An toàn thực phẩm (hay cơ quan tương đương) sẽ tạo thuận lợi về cơ sở pháp lý cho hoạt động của ban, đặc biệt là cho công tác thanh tra.

“Hiện giờ chúng tôi đang hoạt động như 1 sở về nhiệm vụ và quy chế. Nhưng vẫn chưa chính thức là sở, do đó, thanh tra an toàn thực phẩm không được có chánh thanh tra và thanh tra viên. Cần thành lập sở An toàn thực phẩm chính thức để anh em yên tâm công tác và phát triển”, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan nói.

n

Số vụ ngộ độc thực phẩm giảm

Ban Quản lý an toàn thực phẩm cũng cho biết, 6 năm, trên địa bàn TP.HCM xảy ra 12 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 185 người mắc và 7 người tử vong. Trong đó có 8 vụ do tác nhân vi sinh vật, 3 vụ do tác nhân hóa, lý, 1 vụ do tác nhân độc tố. So với giai đoạn 2014 - 2016 xảy ra 18 vụ ngộ độc thực phẩm, 1.235 người mắc và 0 ca tử vong. Trong 6 năm, các đoàn thanh kiểm tra cả 3 cấp của TP đã thanh kiểm tra 327.554 cơ sở, phát hiện vi phạm 36.953 cơ sở (tỉ lệ 11,3%), xử phạt 7.225 cơ sở với tổng số tiền phạt 153 tỷ đồng (trung bình 21,18 triệu đồng/cơ sở).

Tại hội nghị tổng kết 6 năm thí điểm lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm ngày 15.7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức khẳng định những thành tựu 6 năm qua của Ban Quản lý an toàn thực phẩm là rất đáng ghi nhận và lãnh đạo TP đánh giá cao.

Theo ông Dương Anh Đức, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan trọng, được Nhà nước và nhân dân quan tâm đặc biệt, vì TP là nơi tiêu thụ và trung chuyển thực phẩm rất lớn. Trước khi lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm thì việc quản lý an toàn thực phẩm được chia ra nhiều cơ quan, sở, ngành dẫn đến 1 số bất cập nên TP đặt ra vấn đề thí điểm lập 1 cơ quan đầu mối duy nhất. Từ đó, việc quản lý an toàn thực phẩm đã tập trung hơn, không phát sinh thêm biên chế mà còn giảm, công tác quản lý hiệu quả hơn qua vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm giảm. Đây là minh chứng mô hình thí điểm đạt mục tiêu ban đầu đặt ra. Ban quản lý an toàn thực phẩm ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, đó là mong muốn của lãnh đạo TP.

Phó chủ tịch UBND TP đề nghị Ban quản lý an toàn thực phẩm tiếp tục xây dựng hoàn thiện đề án thành lập Sở An toàn thực phẩm sau khi lắng nghe ý kiến của nhân dân, của bộ ngành và các cơ quan hữu quan. Trong thời gian này, vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp. Cần duy trì, phát huy sự phối hợp giữa Ban và sở ngành liên quan, các địa phương…

Xem thêm: lmth.2198741tsop-mch-pt-mahp-cuht-naot-na-os-pal-ihgn-neik-ev-ion-nal-gnohp-hnahk-mahp-st-sgp/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:Dân sinh

“PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan nói về kiến nghị lập Sở An toàn thực phẩm TP.HCM”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools