Sự tăng giá không ngừng của đồng USD hiện đang đe dọa sẽ khiến cho dòng vốn bị rút khỏi các thị trường cổ phiếu mới nổi tại châu Á nhiều hơn, điều này làm giảm đi hy vọng về khả năng khu vực này sẽ hồi phục mạnh trong nửa sau của năm 2022.
Theo Wall Street Journal, chỉ số của các đồng tiền châu Á hiện đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 2 năm, một dấu hiệu bi quan đối với thị trường chứng khoán bởi xét đến mối quan hệ chặt chẽ với ngoại hối.
Chỉ số MSCI của thị trường châu Á ngoài Nhật đã giảm khoảng 20% bởi từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư ngoại rút 71 tỷ USD khỏi các thị trường chứng khoán các nước châu Á mới nổi bên ngoài Trung Quốc, gấp đôi dòng tiền rút ra trong năm 2021.
Chỉ số đôla châu Á có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường chứng khoán khu vực.
Thời gian gần đây, sự "trỗi dậy" của đồng USD trên khắp các thị trường tiền tệ toàn cầu đã diễn ra, đồng USD hưởng lợi từ việc nhà đầu tư kỳ vọng vào các đợt nâng lãi suất cơ bản của Fed.
Đồng USD mạnh lên gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực với các thị trường cổ phiếu châu Á nó phát đi thông điệp về việc nhà đầu tư đã bớt chuộng rủi ro, đồng thời nó cũng coi như tiêu cực với tăng trưởng tại các thị trường chứng khoán mới nổi, nhiều trong số các thị trường này phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu được tính bằng đồng USD.
Trưởng bộ phận kinh doanh cổ phiếu châu Á tại quỹ BNP Paribas Asset Management, ông Chikai Chen, nhận xét: "Đồng USD đang mạnh lên bởi tâm lý ngại rủi ro chứ không phải do tăng trưởng kinh tế Mỹ leo thang".
Các thị trường châu Á với tỷ trọng cổ phiếu công nghệ cao như Hàn Quốc hay Đài Loan đặc biệt dễ chịu tổn thương khi mà lợi suất trái phiếu toàn cầu cao và các áp lực suy thoái gây tổn hại đến thị giá cổ phiếu cũng như triển vọng nhu cầu.
Các chỉ số chứng khoán tại Hàn Quốc và Đài Loan thuộc nhóm sụt giảm sâu nhất trong khu vực năm nay, nhà đầu tư ngoại đã bán ra ước tính khoảng 50 tỷ USD cổ phiếu trên hai thị trường này.
Đối với các thị trường dựa vào xuất khẩu ít hơn, các đồng nội tệ yếu làm tồi tệ hơn cán cân thanh toán và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, cả doanh nghiệp và các nước hiện đang vay tiền đều phải chấp nhận chi phí trả nợ đắt đỏ hơn với các khoản nợ được định giá bằng đồng USD.
Tại Ấn Độ, một trong những nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đồng rupee đã rơi xuống mức thấp kỷ lục bởi Ấn Độ đương đầu với thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt tài khóa. Trong khi đó, cách tiếp cận chính sách của cơ quan quản lý tiền tệ Thái Lan đã dẫn đến việc đồng bath suy giảm, đồng bath Thái Lan hiện giờ suy giảm mạnh nhất trong nhóm các đồng tiền của các nước mới nổi.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc, sau khi tăng mạnh trong tháng 6/2022, đã giảm trong tháng này và vì vậy khiến cho nhà đầu tư thiệt hại. Chỉ số cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên thị trường Hồng Kông giảm khoảng hơn 9% trong năm nay khi mà những nỗi lo về COVID-19 lớn dần, cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản lớn dần và ngành công nghệ ngày một bị siết chặt quản lý.
Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ đầu cơ Ironhold Capital ở New York, ông Siddharth Singhai, khẳng định rằng sẽ việc dòng vốn đầu tư nước ngoài bị rút ra có thể diễn ra rất nhanh: "Nhà đầu tư nước ngoài hành động rất nhanh lẹ. Họ thường vào thị trường và rút ra rất nhanh".
Hạ tầng, hoạt động xây dựng nhà ở và các cổ phiếu xây dựng sẽ chịu ảnh hưởng bởi đồng USD mạnh bởi xét đến sự nhạy cảm của các đồng tiền này với lãi suất", ông nói thêm.
Chỉ số đôla châu Á do Bloomberg tính toán đã giảm 6% từ đầu năm đến nay và nhiều khả năng sẽ có năm suy giảm tồi tệ nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1997.
Xem thêm: nhc.67431348081702202-a-uahc-naohk-gnuhc-iohk-dsu-yt-17-tur-ad-iaogn-ut-uad-ahn/nv.fefac