Hộp sọ được khai quật tại hang động gần Nội Mông, tỉnh Vân Nam - Ảnh: STUDY FINDS
Các nhà khoa học đã tiến hành giải trình tự bộ gene một hài cốt người cổ đại, vốn được Trung Quốc khai quật vào năm 1989 trong một hang động ở Mông Tự, thuộc tỉnh Vân Nam.
Xác định niên đại bằng carbon cho thấy các hóa thạch có từ kỷ Pleistocen muộn, khoảng 14.000 năm trước - thời kỳ con người hiện đại bắt đầu di cư đến nhiều nơi trên thế giới, trang Interesting Engineering cho biết.
Trong hang, các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc nắp hộp sọ hominin có đặc điểm của cả người hiện đại và người sơ khai. Hình dạng của hộp sọ giống của người Neanderthal trong khi bộ não có vẻ nhỏ hơn của người hiện đại.
Theo kết quả nghiên cứu nhân chủng học, hộp sọ người được khai quật trên thuộc về một phụ nữ trẻ cao khoảng 155cm và nặng 46kg.
Giải trình tự bộ gene cho thấy hominin thuộc dòng dõi một nhóm người hiện đại đã tuyệt chủng. Hài cốt còn sót lại của những người hominin này được tìm thấy ở Đông Á, bán đảo Ấn - Trung và các đảo ở Đông Nam Á. Các nhà khoa học cũng phát hiện trong thời kỳ này, gene của các hominin sống ở Đông Nam Á rất đa dạng.
Số lượng lớn gene di truyền này được tìm thấy ở Đông Bắc Á trong cùng thời kỳ. Nó cho thấy những người hominin đầu tiên đến Đông Á, ban đầu định cư ở phía Nam trước khi một số trong họ di chuyển lên phía Bắc.
So sánh bộ gene của bộ xương hóa thạch với bộ gene của những tộc người khác trên khắp thế giới, các chuyên gia phát hiện bộ xương người phụ nữ cổ đại trên có mối liên hệ di truyền sâu sắc với tổ tiên người Mỹ bản địa.
Theo nhóm nghiên cứu, điều này cho thấy một số người ở Đông Nam Á đi về phía Bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc qua Nhật Bản. Cuối cùng, những con người gan dạ này đã đến được Siberia trước khi băng qua eo biển Bering giữa Nga và Alaska (Mỹ).
Các nhà khoa học tin rằng họ là những người đầu tiên đến "thế giới mới".
Tiến sĩ Bing Su từ Viện Động vật học Côn Minh (Trung Quốc) cho biết: "Đó là một bằng chứng quan trọng để hiểu về sự di cư sớm của loài người".
"Những dữ liệu như vậy sẽ không chỉ giúp chúng ta vẽ một bức tranh đầy đủ hơn về cách tổ tiên người Trung Quốc di cư đi khắp nơi. Ngoài ra, các dữ liệu này còn chứa đựng thông tin quan trọng về việc con người thay đổi ngoại hình bằng cách hòa nhập với môi trường địa phương theo thời gian. Chẳng hạn, sự thay đổi màu da để thích nghi với những thay đổi trong môi trường sống", tiến sĩ Su cho biết thêm.
TTO - Các nhà nghiên cứu Israel đã tìm thấy cần sa tại một ngôi đền gần 3.000 năm tuổi, cho thấy người Israel cổ đại đã dùng cần sa như một phần của nghi lễ tôn giáo.
Xem thêm: mth.7763139081702202-couq-gnurt-auc-man-nav-hnit-ut-cog-nougn-oc-aid-nab-ym-iougn/nv.ertiout