Giá đồng Yen Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua so với đồng USD.
Đối với một nước nhập khẩu năng lượng như Nhật Bản, chi phí giá năng lượng và nguyên liệu tăng cao đã cản trở đà phục hồi kinh tế.
Ttheo một khảo sát gần đây do công ty tín dụng Teikoku databank tiến hành, có đến hơn 50% doanh nghiệp tại Nhật Bản cho rằng, chính phủ nên thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát giá cả, hạn chế tác động của việc tăng giá đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Các biện pháp được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất là hỗ trợ tài chính, trợ cấp chi phí sản xuất, cắt giảm thuế xăng dầu, đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và đưa ra các biện pháp kích thích tiêu dùng cá nhân.
Hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp tại Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn khi phải chịu áp lực từ chi phí năng lượng và nguyên vật liệu tăng cao, nguyên nhân là do sự thiếu hụt nguồn cung cũng như đồng Yen ngày càng sụt giảm so với đồng USD.
Để giải tỏa áp lực cho các doanh nghiệp, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sử dụng khoảng 40 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế khẩn cấp thực hiện các biện pháp kiểm soát giá cả, đồng thời, sẽ cùng Ngân hàng Trung ương nước này giám sát chặt chẽ các biến động của đồng Yen, ứng phó kịp thời tác động đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo chuyên gia, các biện pháp hỗ trợ trên là cần thiết, nhưng chỉ mang tính ngắn hạn, giải quyết các khó khăn tạm thời, chính phủ Nhật Bản nên đồng thời thúc đẩy các chính sách mang tính dài hạn như hỗ trợ tăng lương cho người lao động và cải thiện năng lực sản xuất, cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó có thể tạo ra một chu trình tăng trưởng bền vững hơn.
VTV.vn - Đồng Yen mất giá có lợi hay gây thua thiệt cho người tiêu dùng, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn với phía Nhật Bản?
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.16682413181702202-ohk-pag-nab-tahn-peihgn-hnaod-cac-aig-tam-ney-gnod/et-hnik/nv.vtv