Sự cải thiện nhỏ đối với chuỗi cung sưng toàn cầu đang được thể hiện ở các thước đo do Bloomberg Economics cho đến Fed New York theo dõi. Tuy nhiên, việc cuộc khủng hoảng nguồn cung do ảnh hưởng của đại dịch cũng có thể "nhường chỗ" cho một cơn đau đầu khác, đó là nhu cầu sụt giảm khiến tăng trưởng kinh tế giảm tốc và tăng lượng hàng tồn kho.
Các nhà kinh tế của Citi cho biết trong một báo cáo nghiên cứu trong tháng này: "Áp lực đối với các lĩnh vực hàng hóa của toàn cầu – vốn là nguyên nhân chính gây lạm phát, đã giảm bớt. Tin xấu là điều này có thể đang diễn ra do nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng toàn cầu chậm lại, đặc biệt là hàng hóa không thiếu yếu và do đó cũng báo hiệu nguy cơ suy thoái gia tăng."
Citi không khẳng định rằng tình hình nguồn cung sẽ "thông thoáng hoàn toàn" và có lý do để lo ngại về việc liệu tình trạng tắc nghẽn trong dòng chảy thương mại toàn cầu khó được được giải quyết sớm. Những cuộc đình công của người lao động, gián đoạn trong hoạt động nhà máy do Covid-19 tái bùng phát ở Trung Quốc, mâu thuẫn Nga – Ukraine và áp lực vận chuyển hàng hóa vào dịp lễ cuối năm có thể sẽ khiến mạng lưới logistics toàn cầu "rối ren" một lần nữa.
Nhìn chung, các nhà kinh tế đồng tình rằng nhu cầu hàng hóa của các hộ gia đình Mỹ sẽ là yếu tố then chốt để theo dõi tình hình nguồn cung trong những tháng tới. Tuy nhiên, họ đang bị chia rẻ bởi quan điểm liệu nhu cầu sẽ tăng mạnh hay bắt đầu hạ nhiệt.
Những con số liên tục cho thấy tín hiệu tích cực
Chỉ số theo dõi nút thắt chuỗi cung ứng của Oxford Economics cho thấy nhu cầu có thể quay trở lại mức bình thường, khi người dân Mỹ ra ngoài ăn tối, thưởng thức các buổi biểu diễn và du lịch nhiều hơn so với thời kỳ đại dịch.
Để xác định chính xác nhu cầu sẽ thay đổi chi tiêu cho dịch vụ như thế nào, Flexport đã xây dựng Post-Covid Indicator để theo dõi cách người Mỹ phân bổ chi tiêu. Kết quả mới nhất cho thấy "thói quen của người tiêu dùng với hàng hóa đã thay đổi một chút trong tháng 5", hãng vận chuyển cho biết.
Flexport giải thích: "Trong tương lai, chỉ số này được dự báo sẽ ở gần mức hiện tại trong suốt quý III/2022. Theo đó, nhu cầu của người tiêu dùng với hàng hóa so với dịch vụ sẽ giảm, nhưng vẫn cao hơn một chút so với mùa hè năm 2020 và trước đại dịch."
Theo cuộc khảo sát theo khu vực được Fed thực hiện gần đây, các doanh nghiệp Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề về nguồn cung, nhưng dường như sự căng thẳng cũng đang giảm dần.
Dưới đây là một biểu đồ theo dõi số lần từ "thiếu hụt" xuất hiện trong Beigebook. Từ này có thể mang hàm ý nhắc đến thị trường lao động, nguyên vật liệu hoặc các yếu tố quan trọng khác đố với sản xuất. Dù con số vẫn cao gấp đôi so với trước đại dịch, nhưng đã giảm xuống khoảng 1/3 so với đỉnh vào tháng 8/2021.
Một chỉ báo khác cho thấy những nút thắt của chuỗi cung ứng đang được nới lỏng sau 2 năm căng thẳng. Cước vận tải biển tiếp tục giảm từ mức cao kỷ lục và diễn ra đúng mùa cao điểm của hoạt động vận chuyển toàn cầu.
Ngoài ra, giá container – do nền tảng đặt hàng online Freightos công bố, vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch nhưng có xu hướng đi xuống trong bối cảnh không chắc chắn về chi tiêu của người tiêu dùng. Hiện tại, phần lớn yếu tố tác độ đến đà hồi phục của ngành logistics cũng bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Quốc gia này vẫn là "cường quốc thương mại" và có những bến cảng lớn, nhưng vẫn thực hiện các quy tắc nghiêm ngặt để phòng dịch.
Chuyên gia Eric Zhu của Bloomberg Economics đã công bố một bảng số liệu theo dõi hoạt động chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Theo đó, hoạt động sản ở quốc gia này đã hồi phục và thời gian giao hàng được rút ngắn sau khi Thượng Hải dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Nhiều vấn đề "rối ren" chưa được giải quyết
Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực không xuất hiện ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở châu Âu. Khu vực này đang chứng kiến quá trình vận chuyển bị kéo dài do ảnh hưởng của mâu thuẫn Nga – Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt với hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa với Nga đang khiến dòng chảy thương mại châu Âu, đặc biệt là từ châu Á, đang trở nên rối ren. Điều căng thẳng hơn là tình trạng gián đoạn trong lực lượng lao động sự cố tại các cảng lớn của Đức sẽ khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn.
Số liệu từ Viện Kiel Institute cho thấy tình trạng tắc nghẽn đang xảy ra ở các cảng Bắc Âu và căng thẳng hơn ở khu vực dọc theo Bờ Đông nước Mỹ - nơi các tàu đang xếp hàng dài trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần từ Georgia đến New York để chờ dỡ hàng.
Một chỉ báo khác cho thấy căng thẳng nguồn cung có thể sẽ không sớm hạ nhiệt. Hôm thứ Sáu, số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy doanh số bán lẻ của nước này tăng cao hơn so với dự báo vào tháng 6. Theo các nhà kinh tế của Bloomberg Economics, số liệu đó "phản ánh lực lượng lao động của kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng trong phần còn lại của năm, còn người tiêu dùng tìm cách ứng phó với lạm phát gia tăng."
Tham khảo Bloomberg
http://tintuc.vdong.vn/07/1430029.htm