vĐồng tin tức tài chính 365

80% nạn nhân buôn người bị bán qua biên giới

2022-07-19 11:43

Thông tin Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Công an, chia sẻ tại Lễ ký kết quy chế phối hợp tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân mua bán người, chiều 18/7.

Ông nhận định tội phạm mua bán người đang diễn ra trên mọi địa bàn; hình thành các đường dây liên tỉnh, xuyên quốc gia, quốc tế, cấu kết chặt chẽ giữa người mua, bán và kẻ môi giới. Các hình thức phổ biến là trá hình dưới dạng cho nhận con nuôi, kết hôn có yếu tố nước ngoài, đẻ thuê, cho hiến tạng, xuất khẩu lao động, đi tham quan, du lịch, chữa bệnh, thăm thân. Việc phòng ngừa, điều tra, xử lý của lực lượng chức năng gặp khó khăn.

Thượng tướng Công an Trần Quốc Tỏ tại lễ ký kết quy chế phòng chống mua bán người, chiều 18/7. Ảnh: Hồng Chiêu

Thượng tướng Công an Trần Quốc Tỏ tại lễ ký kết quy chế phòng chống mua bán người, chiều 18/7. Ảnh: Hồng Chiêu

"Từ năm 2011 đến nay, ngành công an đã xác minh, giải cứu hàng nghìn nạn nhân bị mua bán và toàn bộ đều được bàn giao về địa phương, trợ giúp dịch vụ xã hội", ông nói.

Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đánh giá nạn nhân mua bán người chủ yếu là nhóm dễ tổn thương, như lao động di cư, trẻ em nghèo khó, bị bỏ rơi, gia đình bất hòa... Họ bị bóc lột về sức khỏe, tình dục, bán sức lao động, thậm chí tham gia các hoạt động vũ trang. Những bất ổn kinh tế, dịch bệnh, sự phát triển của môi trường mạng... khiến nạn buôn người ngày càng gia tăng.

"Sau hai năm chịu tác động của Covid-19, các nước mở cửa trở lại, nhu cầu tìm việc làm tăng cao, các băng nhóm tội phạm mua bán người sẽ lợi dụng điều này đưa dẫn nạn nhân qua biên giới", ông cảnh báo và cho thêm rằng công tác phòng chống buôn bán người phức tạp và cần sự phối hợp của nhiều bên.

Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao đã cùng ký kết quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, có hiệu lực ngay chiều nay. Quy chế có 15 chương, 3 điều, quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên, cũng như quy trình tiếp nhận thông tin, tài liệu về nạn nhân mua bán người; bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân của họ... khi có sự việc xảy ra.

Đại diện bốn bộ ngành cùng các cơ quan ký kết quy chế, chiều 18/7. Ảnh: Hồng Chiêu

Đại diện bốn bộ ngành cùng các cơ quan ký kết quy chế, chiều 18/7. Ảnh: Hồng Chiêu

Việt Nam có khoảng 5.000 km đường biên giới đất liền, tiếp giáp với ba nước; Trung Quốc ở phía Bắc; Lào ở phía Tây và Campuchia ở hướng Tây Nam. Hôm 4/7, Bộ Công an đã phát đi cảnh báo về tình trạng nhiều lao động Việt Nam bị lừa bán sang Campuchia với chiêu trò dụ dỗ "việc nhẹ, lương cao".

Nạn nhân chủ yếu 18-35 tuổi, có nhu cầu tìm kiếm việc làm thông qua mạng xã hội. Sau khi qua Campuchia, họ phải làm việc cho các tổ chức lừa đảo như đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo... trên mạng, bị cưỡng ép làm việc 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở. Khi bị vắt kiệt sức, nạn nhân lại bị bán sang tổ chức khác.

Người nào muốn được về phải gọi điện cho người thân ở Việt Nam nộp tiền chuộc. Một số trường hợp bỏ trốn bị các ông chủ đánh đập, ngược đãi, bán sang cơ sở khác. Kẻ cầm đầu các ổ nhóm này được xác định là người Trung Quốc, dưới sự giúp sức của người Việt Nam đang sống tại Campuchia.

Các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản tập trung ở các khu như Bà Vẹt, tỉnh Svaytieng; Banteay Meanchay, tỉnh Poipet; thành phố Shihanoukvile, tỉnh Preah Shihanouk; Chrey Thom, tỉnh Kandal và tại thành phố Phnompênh. Sáu tháng đầu năm, Công an Việt Nam phối hợp với nhà chức Campuchia giải cứu hơn 250 người bị lừa đi lao động trái phép.

Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cũng thông tin người đi theo đường dây này không phải làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cấp phép trong nước, mà chủ yếu vượt biên. Cơ quan chức năng khuyến nghị người lao động cần chủ động tìm hiểu thông tin, điều kiện quy định về tuyển dụng lao động đi Campuchia hoặc liên hệ với cơ quan quản lý lao động địa phương nơi cư trú để tìm hiểu thêm.

Hình thức lừa đảo lao động đi Campuchia đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cảnh báo từ tháng 6/2021. Theo cơ quan chức năng thời điểm đó, hoạt động này do người Trung Quốc cầm đầu, có sự tham gia của người Việt Nam và Campuchia. Chúng tổ chức đường dây lôi kéo, đưa đón người, hoạt động rất tinh vi để tránh sự theo dõi, phát hiện của lực lượng chức năng Việt Nam và Campuchia.

Hồng Chiêu

Xem thêm: lmth.4429844-ioig-neib-auq-nab-ib-iougn-noub-nahn-nan-08/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“80% nạn nhân buôn người bị bán qua biên giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools