vĐồng tin tức tài chính 365

Lý do nhiều doanh nghiệp thép giảm lợi nhuận rõ rệt

2022-07-20 06:01

Báo cáo tài chính vừa công bố của Công ty CP Thép Thủ Đức – VNSTEEL (UPCoM: TDS, gọi tắt Thép Thủ Đức) ghi nhận tiếp tục thua lỗ lần thứ 3 trong 4 quý vừa qua, giữa lúc ngành thép gặp khó kéo giảm cả doanh thu và lợi nhuận.

Quý II/2022, Thép Thủ Đức ghi nhận doanh thu thuần 358 tỷ đồng, lỗ ròng gần 2 tỷ đồng, giảm hơn 45% so với cùng kỳ, đồng thời lỗ gộp gần 2,5 tỷ đồng.

Theo lý giải từ công ty, giá đầu ra giảm liên tục từ đầu quý đến nay, cùng với đó là sự sụt giảm về lượng thép tiêu thụ.

Điều này khiến công ty ngừng sản xuất, giá thép tồn kho cao từ các tháng trước làm ảnh hưởng tới giá vốn. Tình cảnh này hoàn toàn trái ngược với giai đoạn quý II/2021 khi đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu mạnh tạo điều kiện cho giá thép bay cao.

Việc tiêu thụ chậm cũng ảnh hưởng tới dòng tiền, kèm theo việc siết tín dụng, lãi suất tăng cao so với cùng kỳ cũng làm chi phí tài chính, nhất là lãi vay, tăng mạnh. Trong kỳ, chi phí tài chính tăng vọt từ 85 triệu lên 2,7 tỷ đồng. Điểm tích cực là các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm.

Nỗi lo vẫn còn đeo bám Thép Thủ Đức trong những quý tới khi giá thép còn lao dốc. Công ty còn lượng hàng tồn kho cao và đây không phải là hàng tồn giá rẻ.

Tại cuối quý II/2022, Thép Thủ Đức ghi nhận 498 tỷ đồng hàng tồn kho, trong đó dự phòng giảm giá khoảng 7,5 tỷ đồng. Ở bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn của công ty cũng tăng từ 219 tỷ đồng lên 307 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC) ghi nhận doanh thu thuần 6.620 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng lại giảm mạnh 90%, xuống mức 47 tỷ đồng.

Là công ty chuyên về thương mại thép, giá thép rớt sâu đã giáng đòn cực mạnh tới việc kinh doanh của SMC. Trong quý II/2022, biên lợi nhuận của hãng thương mại thép này chỉ còn 3,1%, trong khi cùng kỳ lên tới 11,6%.

Cùng với đó, chi phí tài chính trong kỳ tăng gần 9 lần, lên 110 tỷ đồng, trong đó một nửa là chi phí lãi vay. Chi phí bán hàng cũng tăng mạnh lên 56 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, SMC ghi nhận doanh thu 13,25 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lãi ròng giảm 82%, xuống 127 tỷ đồng.

Tại cuối quý II/2022, Công ty vẫn còn 3.372 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng mạnh so với mức 2.544 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, SMC dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 170 tỷ đồng.

Tình trạng sụt giảm lợi nhuận cũng diễn ra tại các doanh nghiệp khác như Công ty CP Thép Mê Lin (HNX: MEL), CTCP Gang thép Cao Bằng (UPCoM: CBI) và CTCP Gang Thép Thái Nguyên (HOSE: TIS) khi chứng kiến lãi ròng giảm mạnh tới 90% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo từ SSI Research, sản lượng tiêu thụ thép đã chững lại trong vài tháng gần đây, với sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước trong tháng 4-5/2022 giảm khoảng 32% so với cùng kỳ.

Cùng với đó, giá thép cũng lao dốc nhanh chóng. Trong đó, giá thép xây dựng đã trải qua 9 lần giảm liên tiếp trong hơn 1 tháng qua xuống vùng 16 triệu đồng/tấn. Còn giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại Việt Nam cũng lao dốc xuống 650 USD/tấn.

Một điều cũng đáng ngại là lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp thép nêu trên vẫn còn khá cao tại cuối quý II/2022. TIS đang nắm giữ hơn 2.000 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng mạnh 43% so với cùng kỳ, trong khi MEL và CBI giảm nhẹ xuống tương ứng 463 tỷ và 396 tỷ.

Xem thêm: lmth.756065a-ter-or-nauhn-iol-maig-peht-peihgn-hnaod-ueihn-od-yl/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lý do nhiều doanh nghiệp thép giảm lợi nhuận rõ rệt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools