Vào tháng 11/2010, ông Tập Cận Bình, khi đó là Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, đã có một bài phát biểu tại Nam Phi với nội dung thúc đẩy việc hình thành "quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-Châu Phi kiểu mới cho một tương lai tốt đẹp hơn". Thời điểm đó, các nhà lãnh đạo châu Phi thường lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc đối với việc luôn "thèm muốn" hàng hóa của lục địa này.
Nghe những lời phàn nàn của họ, ông Tập đã hứa với người dân châu Phi rằng Trung Quốc sẽ cải thiện cấu trúc thương mại Trung Quốc-châu Phi. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ tìm cách mở rộng thêm các lĩnh vực thương mại khác và tạo ra những cơ hội để các nước châu Phi tăng cường xuất khẩu.
Mười hai năm trôi qua, mối quan hệ của hai nước đã đạt được một cột mốc quan trọng vào tháng này khi lần đầu tiên 1 chiếc tàu của Trung Quốc cập cảng nước sâu của Nigeria ở Lekki. Chiếc tàu được Ngân hàng Phát triển Trung Quốc tài trợ và được chế tạo bởi Lekki Port LFTZ Enterprise, công ty thuộc sở hữu của một nhóm các nhà đầu tư do China Harbour Engineering và Tolaram Group có trụ sở tại Singapore dẫn đầu. Chính quyền địa phương và liên bang của Nigeria cũng có sự đóng góp đáng kể.
Theo Giám đốc điều hành Cơ quan quản lý cảng Nigeria Mohammed Bello-Koko, sự xuất hiện của con tàu đến từ Thượng Hải mang tính lịch sử, cho thấy Nigeria đã sẵn sàng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại. Ngoài ra, sự kiện còn thể hiện tiềm năng của cảng trong việc tối ưu hóa Khu vực Mậu dịch Tự do Lục địa châu Phi, một hiệp ước kết nối 1,3 tỷ người trên 55 quốc gia mà Ngân hàng Thế giới tin rằng có thể biến đổi nền kinh tế của châu Phi.
Cảng chỉ cách Lagos, thành phố lớn thứ 15 thế giới và thủ đô lớn nhất châu Phi, 60km về phía đông. Tiềm năng chuyên chở sẽ tăng từ 3.000 container lên 20.000 container. 5 con tàu siêu lớn sẽ được phép cập cảng cùng lúc, giúp Nigeria có một bước phát triển nhảy vọt so với các cảng khác của Nigeria tại Đảo Tin Can và Apapa.
Nigeria hiện có hai khoản đầu tư quan trọng trên toàn cầu, các cảng mới ở Lekki đã sẵn sàng để được tận dụng. Công suất lọc dầu 650.000 thùng/ngày trong Tổ hợp hóa dầu của Tập đoàn Dangote sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu của Nigeria mà còn có thể dư ra để xuất khẩu. Thứ hai là nhà máy Phân bón Dangote trị giá 2,5 tỷ USD được Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đưa vào hoạt động vào tháng 3. Chiếm 500 ha gần Cảng Lekki, đây là nhà máy sản xuất urê dạng hạt lớn nhất ở châu Phi và lớn thứ hai trên toàn cầu, đã được đưa vào hoạt động ngay khi căng thẳng Nga-Ukraine diễn ra, đáp ứng nhu cầu đang tăng cao.
Trong lịch sử phát triển của khu vực Đông Á, cảng Lekki gắn liền với Khu Thương mại Tự do Lekki. Cung cấp các ưu đãi về thuế và nhiều mặt khác, cùng với cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và hiện đại, cảng mới có thể giảm chi phí vận chuyển xuống đáng kể và thay đổi bộ mặt xuất nhập khẩu của nền kinh tế lớn nhất châu Phi. Lai Mohammed, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Nigeria, cho biết Lekki sẽ tạo ra hơn 201 tỷ USD cho chính phủ và giúp Nigeria lấy lại hoạt động kinh doanh hàng hải đã đánh mất trước đây.
Ở một quốc gia có độ tuổi trung bình chỉ là 18 và tỷ suất sinh duy trì ở mức mỗi phụ nữ 5 lần sinh, nâng cao hiệu suất kinh tế và các khoản đầu tư thu ngoại tệ tại cảng Lekki là giải pháp kịp thời. Theo ước tính, khoảng một nửa số thanh niên Nigeria từ 15 đến 24 tuổi đang trong tình trạng thất nghiệp và nền kinh tế của đất nước đã bị tàn phá bởi Covid-19.
Cho dù tự động hóa có thể làm giảm số lượng việc làm, nhưng việc số hóa các cơ sở làm thủ tục hải quan có thể báo hiệu một sự phát triển tiền tệ và thương mại kỹ thuật số lớn hơn trong tương lai. Nền kinh tế lớn nhất châu Phi sẽ sớm là nơi có cảng hiện đại đầu tiên có thể tiếp nhận tàu siêu lớn.
Ông Tập Cận Bình của năm 2010 từng hứa hẹn sẽ tối ưu hóa thương mại Trung Quốc-Châu Phi, và ông tới giờ vẫn tiếp tục giám sát việc xây dựng các cơ sở hạ tầng liên quan. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các nước châu Phi. Và ở Lekki, một chân trời mới đang mở ra.
Tham khảo Nekkei Asia
http://tintuc.vdong.vn/07/1432294.htm