Bác sĩ đang kiểm tra phim chụp của bệnh nhân đến khám hậu COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.763.694 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.584 ca nhiễm).
Trong ngày 20-7, có 9.072 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.832.646 ca.
Số bệnh nhân đang thở oxy là 49 ca, trong đó: thở oxy qua mặt nạ: 39 ca; thở oxy dòng cao HFNC: 4 ca; thở máy không xâm lấn: 1 ca; thở máy xâm lấn: 5 ca; ECMO: 0 ca.
Từ 17h30 ngày 19-7 đến 17h30 ngày 20-7 không ghi nhận ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.091 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Ca COVID-19 mới tiếp tục tăng với 1.161 F0, cao nhất trong 47 ngày qua - Đồ họa: NGỌC THÀNH
Trong ngày 19-7 có 853.945 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 240.469.740 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 210.198.033 liều: mũi 1 là 71.302.650 liều; mũi 2 là 68.837.989 liều; mũi 3 (vắc xin Abdala) là 1.512.382 liều; mũi bổ sung là 14.048.449 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 47.247.408 liều; mũi nhắc lại lần 2 là 7.249.155 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.681.156 liều: mũi 1 là 9.024.828 liều; mũi 2 là 8.685.313 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 1.971.015 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 10.590.551 liều: mũi 1 là 7.232.625 liều; mũi 2 là 3.357.926 liều.
Trong cuộc họp trực tuyến về tiêm chủng mới tổ chức, Bộ Y tế cho biết trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4-2022, có khoảng 3,5 triệu trẻ mắc COVID-19 nhưng đa số ở mức độ nhẹ, dẫn đến cha mẹ trẻ có tâm lý chủ quan và không muốn cho con đi tiêm vắc xin.
Các chuyên gia cho rằng với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi nên tập trung đẩy nhanh tiêm chủng cho trẻ có nguy cơ cao, bị bệnh nền, béo phì...
TTO - Nhà khoa học Ai Cập Haytham Al-Mahalawy đưa ra bốn yếu tố có khả năng gây bệnh hoại tử xương hàm mặt liên quan đến hậu COVID-19.
Xem thêm: mth.84443916102702202-oeht-gnat-gnan-ac-161-1-nel-iom-cam-ac-os-7-02-ueihc-91-divoc-nit/nv.ertiout