vĐồng tin tức tài chính 365

Nửa năm nền kinh tế tìm điểm cân bằng

2022-07-21 07:46

Nhóm cổ phiếu bất động sản, đầu cơ bị ảnh hưởng nặng nhất. Các mã được chú ý trên thị trường nhiều thời điểm "trắng bảng bên mua". Nhiều nhàđầu tư ôm những cổ phiếu này chịu lỗ, không ít người lần đầu tham gia thị trường.

Theo ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, với các vụ án kinh tế gần đây, thực tế cho thấy Việt Nam đang ngày càng chú trọnghơn đến nguyên tắc pháp quyền - sử dụng quy định pháp luật để vận hành thị trường.

"Việc áp dụng này sẽ tác động trực tiếp đến thị trường khi điều chỉnh các hành vi chưa chuẩn mực, do vậy nó cũng có thể tạo ra một số điểmkhiến thị trường chới với, mất cân bằng trong ngắn hạn", ông Bình nhận xét. Tuy nhiên, chuyên gia này nói thêm, thị trường cũng phải chấp nhận đểxử lý những sai phạm, hành vi chưa chuẩn mực đang tồn tại.

"Sự mất cân bằng một chút, trong ngắn hạn, khi xử lý các vụ án kinh tế là dễ hiểu và phải chấp nhận. Nó cũng có thể xảy ra ở bất cứ thị trườngnào, cho dù phát triển hay chưa. Khi thị trường vận hành chuẩn mực, doanh nghiệp tuân thủ đúng luật có thể thiết lập những điểm cân bằng mới, hỗtrợ cho sự phát triển của nền kinh tế", Giám đốc điều hành Economica Việt Nam bình luận.

Còn dưới góc độ Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng đó là một "sự lộn xộn chấp nhận được". Tại một diễn đàn kinh tế hồi tháng 6, khi nói về những xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, trái phiếu, Thủ tướng phân tích những "biến động trong quá trình điềuchỉnh là bình thường". Nhưng quan trọng là đã kịp thời phát hiện và xử lý nhằm minh bạch hóa, phát triển ổn định.

"Nhà cháy thì chữa cháy, phảichấp nhận lộn xộn, thiệt hại nhất định để đổi lấy cái lâu dài. Chúng ta cũng bình tĩnh, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế", ông nói.

Trong nửa sau của năm nay, việc tìm điểm cân bằng trong điều hành kinh tế vẫn sẽ là bài toán lớn của Chính phủ.

Điều hành giá xăng, dầu có thể còn khó khăn trong bối cảnh những dự báo về giá dầu đang trái chiều với biên độ chênh lệch lớn.

Citigroup trong báo cáo mới đây nhận định giá dầu thô có thể giảm xuống 65 USD mỗi thùng vào cuối năm nay và tiếp tục giảm xuống còn 45 USDmỗi thùng vào cuối năm 2023 nếu thế giới bước vào thời kỳ suy thoái, khiến nhu cầu năng lượng đi xuống.

Ngược lại, các nhà phân tích của JPMorgan cho rằng trong kịch bản tồi tệ nhất nếu Nga cắt giảm 5 triệu thùng mỗi ngày, giá dầu có tăng lên mức380 USD. Các chuyên gia từ JPMorgan dự báo giá dầu thế giới có thể chạm ngưỡng kỷ lục nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu khiếnMoskva giảm sản lượng để trả đũa.

"Giá năng lượng thế giới tăng cao vẫn là rủi ro lớn nhất với tăng trưởng của Việt Nam", ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc ngoại hối, thịtrường vốn và dịch vụ chứng khoán HSBC Việt Nam, đánh giá.

Tác động rõ rệt nhất chính là chi phí năng lượng tăng lên. Dù xuất khẩu vững mạnh, cán cân thương mại đã thu hẹp dẫn đến mức thặng dưkhiêm tốn chỉ 0,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, bào mòn lợi thế của tài khoản vãng lai, tạo áp lực lên tiền đồng, theo chuyên gia của HSBC.

Bên cạnh đó, ông Khoa cũng cho rằng, Việt Nam cần hết sức lưu ý những cơn gió ngược chiều cản trở tăng trưởng thương mại đang mạnh dần lên.Một mặt, tiêu dùng thế giới đang dịch chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ. Mặt khác, gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc khiến các doanh nghiệp sảnxuất Việt Nam gặp ngày càng nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động xuất khẩu trong tương lai.

"Đây chính là những yếu tố quyết định tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có khả năng duy trì đà tăng trưởng vững mạnh như hiện nay đến baogiờ", ông Khoa nhận xét.

Những yếu tố này khiến câu chuyện kiềm chế lạm phát nửa cuối năm nay được dự báo còn khó khăn hơn.

Báo cáo vừa công bố của VNDirect đánh giá lạm phát vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong thời gian tới. Chỉ số giá lương thực, thực phẩmcó thể tăng tốc trong 6 tháng cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng phục hồi cùng với chi phí đầu vào tăng đã đẩy giá thịt lợn, thịt gà và rau quả tăngcao trong thời gian gần đây. Giá nhiên liệu tăng cũng gây áp lực lên chi phí vận tải và logistics. Giá nguyên vật liệu cao kéo chi phí sản xuấthàng tiêu dùng trong nước tăng.

Xem thêm: lmth.8010944-gnab-nac-meid-mit-et-hnik-nen-man-aun/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nửa năm nền kinh tế tìm điểm cân bằng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools