Các bạn trẻ tham gia hành trình đến bảo tàng và địa chỉ đỏ là một cách vun bồi niềm tự hào về lịch sử nước nhà - Ảnh: C.K.
Hội thi do Thành đoàn TP.HCM và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức. Thí sinh đăng ký tài khoản và tham gia thi trực tuyến trên Tuổi Trẻ Online tại đường link: tuhaosuviet.tuoitre.vn.
Thí sinh cũng có thể đăng nhập vào trang web hội thi thông qua đường dẫn liên kết trên trang tin báo Mực Tím Online), trang tin điện tử Thành đoàn, trang thông tin điện tử Nhà văn hóa Thanh niên, trang thông tin điện tử các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn, tài khoản sẽ được xác nhận thông qua số điện thoại đăng ký dự thi.
Đoàn viên, thanh thiếu nhi TP.HCM và bạn đọc báo Tuổi Trẻ đều có thể tham gia. Năm nay cuộc thi mở rộng bảng thi cho đội viên, học sinh: đoàn viên, thanh niên (bảng A), đội viên, thiếu nhi 11-15 tuổi (bảng B), đội viên, thiếu nhi 6-10 tuổi (bảng C) và bạn đọc báo Tuổi Trẻ (bảng D).
Phòng ôn thi sẽ được mở từ 9h ngày 22-7 đến hết ngày 24-7. Hội thi chính thức khai mạc lúc 9h ngày 26-7.
Vòng thi trực tuyến Tranh tài sử Việt diễn ra 3 đợt, mỗi đợt trong 5 ngày (9h thứ ba đến 12h chủ nhật hằng tuần), từ ngày 26-7 đến hết ngày 14-8. Sẽ có giải thưởng cho thí sinh có điểm thi trắc nghiệm cao nhất và thời gian làm bài ngắn nhất sau mỗi đợt.
Với phần thi sản phẩm tuyên truyền Tự hào sử Việt, thí sinh làm clip 1 phút giới thiệu về một địa danh, di tích lịch sử, bảo tàng, địa chỉ đỏ. Chỉ 200 thí sinh có tổng điểm cao nhất sau 3 đợt thi trắc nghiệm của các bảng A, B, C mới được chấm phần thi này.
Để khuyến khích nhiều người tham gia, các thí sinh, nhóm thí sinh không dự vòng thi trắc nghiệm vẫn có thể dự thi làm sản phẩm tuyên truyền Tự hào sử Việt, gửi bài chậm nhất vào 17h ngày 10-8.
Vòng thi Góc nhìn lịch sử chỉ dành cho 100 bạn tổng điểm cao nhất phần thi trắc nghiệm và sản phẩm tuyên truyền của bảng A. Mỗi bạn viết bài Hiến kế lan tỏa sử Việt (tối đa 1.000 chữ), gửi bài chậm nhất 17h ngày 23-8.
30 thí sinh có bài viết đạt điểm cao sẽ bước vào vòng thi Tự hào sử Việt. Các bạn sẽ được chia thành 6 đội thi đấu theo từng cặp và chọn 4 đội điểm cao hơn vào chung kết với các nội dung thi tiếp theo.
Nội dung thi Tự hào sử Việt bao gồm: kiến thức chung về lịch sử Việt Nam; lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; lịch sử Đảng bộ, chính quyền TP.HCM; cuộc đời sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có kiến thức lịch sử liên quan đến tổ chức Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi TP.HCM; các kỳ đại hội Đoàn TP.HCM và toàn quốc; Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Hội Sinh viên Việt Nam; tổ chức Đội; truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam và TP.HCM; các tấm gương anh hùng liệt sĩ, các bậc tiền bối cách mạng Việt Nam…
Thí sinh cũng lưu ý đến các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa cấp thành phố hoặc cấp quốc gia, địa chỉ đỏ trên địa bàn TP.HCM, căn cứ Thành đoàn TP.HCM trong kháng chiến gắn với những sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, về văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, lịch sử hình thành phát triển và văn hóa của đô thị ven sông Sài Gòn.
TTO - Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm: mth.15874640102702202-2202-man-teiv-us-oah-ut-iht-ioh-neyut-curt-naohk-iat-om/nv.ertiout