vĐồng tin tức tài chính 365

'Mối thù' ngày đầu tuần trong vụ xả súng học đường đầu tiên ở Mỹ

2022-07-23 09:17

Thứ hai, ngày 29/1/1979 bắt đầu như một ngày bình thường với Brenda Spencer, 16 tuổi. Đối diện cánh cổng trường Tiểu học Grover Cleveland ở San Diego, California, trong căn nhà tồi tàn, Brenda Ann Spencer quan sát đám học sinh tiểu học từ cửa sổ phòng ngủ.

Brenda ở nhà một mình. Thay vì chuẩn bị quần áo đến trường, cô quờ tay sang bên, lấy ra một khẩu súng trường Ruger 10/22, món quà cha tặng dịp Giáng sinh. Brenda nheo mắt, nhắm khẩu súng vào phía cổng trường.

Lọt vào mắt Brenda là Cam Miller, 9 tuổi mặc vest xanh. Đây là màu yêu thích của Brenda nên cậu bé bị chọn làm nạn nhân đầu tiên. Một phát đạn xuyên qua lồng ngực khiến bé gục xuống. Thêm 7 viên nữa lập tức được bắn đi với độ chính xác đáng kinh ngạc.

Hiệu trưởng Burton Wragg đang nói chuyện với một thầy giáo trong phòng làm việc nghe tiếng nổ chói tai và lũ trẻ òa khóc. Ông vội chạy ra ngoài, thấy học sinh ôm ngực, ôm đầu hét lên trước khi ngã gục, số khác đứng ngơ ngác. Không ai biết những phát súng đó đến từ đâu.

Phụ huynh và người nhà nạn nhân đến đón trẻ em được sơ tán khỏi vụ xả súng. Ảnh: Click Americana

Phụ huynh và người nhà nạn nhân đến đón trẻ em được sơ tán khỏi vụ xả súng. Ảnh: Click Americana

Thầy Burton và người bảo vệ trường học, Michael Suchar, chạy vào làn đạn ôm những đứa trẻ vào trong trường tìm chỗ ẩn nấp, nhưng chính hai ông lại thành nạn nhân xấu số nhất. Mỗi người trúng ba viên đạn, chết tại hiện trường.

Cảnh sát lập tức có mặt. Trong vòng 20 phút, tổng cộng 36 viên đạn đã được bắn ra. Ngoài thầy Burton và ông Suchar đã thiệt mạng, một cảnh sát và tám trẻ khác bị thương nặng. Con số có thể còn nhiều hơn nếu cảnh sát không nhanh chóng xác định được hướng đạn và chặn tầm nhìn của kẻ xả súng bằng cách đậu một chiếc xe tải chở rác cản đường.

Brenda khi này cố thủ trong nhà, từ chối nói chuyện với người đàm phán. Cô cảnh báo chính quyền rằng vẫn còn trang bị vũ khí và đe dọa sẽ tiếp tục nổ súng nếu bị buộc phải rời khỏi nhà.

Trong gần bảy giờ đồng hồ đó, một nhà báo bằng cách nào đó đã tìm thấy số điện thoại nhà của Brenda để thực hiện một trong những bản tin phỏng vấn trực tiếp nổi tiếng nhất nước Mỹ khi đó.

Trước câu hỏi tại sao lại thực hiện vụ xả súng này, Brenda trả lời: "Tôi không thích ngày thứ hai". Nữ sinh cuối cùng giơ tay đầu hàng, bước ra ngoài, sau khi được người đàm phán của cảnh sát hứa sẽ cho cô ăn một suất Burger King thượng hạng. Khẩu súng trong tay Brenda bị tịch thu, cùng hơn 200 viên đạn.

Vào thời điểm đó, rất hiếm các vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ. Việc này đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử bạo lực của đất nước, Brenda được cho là tay súng khơi mào cho nạn xả súng vào trường học.

Brenda sinh ra ở San Diego, California, tháng 4/1962, lớn lên trong cảnh tương đối nghèo khó và mẹ cha lục đục. Cô sống với cha Wallace Spencer, trong căn nhà rải đầy vỏ chai rượu mạnh đã uống cạn. Hai cha con không hợp nhau và có một mối quan hệ đầy sóng gió xen lẫn bạo lực.

Ông Wallace là nhà sưu tập súng, và con gái cũng có hơi hướng bất ổn tâm lý từ nhỏ. Theo những người quen biết Brenda, cô từng nghiện ma túy và trộm cắp vặt, thường xuyên nghỉ học và bị đuổi học.

Một tuần trước khi thực hiện vụ nổ súng, Brenda nói với các bạn cùng lớp sẽ làm "một điều gì đó lớn lao để được lên tivi". Thật không may, đó chính xác là những gì đã xảy ra.

Lật lại hồ sơ của gia đình này, cảnh sát phát hiện một năm trước đó, Brenda cũng từng bắn vào trường bằng súng và làm hỏng cửa sổ, dù không làm tổn thương bất cứ ai. Cô bị bắt vì hành vi gây rối và trộm cắp, nhưng cuối cùng chỉ phải nhận án treo.

Vài tháng sau, sĩ quan quản chế của Brenda đã đề nghị cô nên dành một thời gian trong bệnh viện tâm thần để điều trị trầm cảm. Nhưng người cha đã từ chối và khăng khăng có thể tự mình xử lý các vấn đề sức khỏe tâm thần của con gái.

"Cháu đã cầu xin cha được mua một chiếc radio, nhưng thay vào đó, ông ấy tặng một khẩu súng", Brenda sau này khai với cảnh sát. Các luật sư xin tòa án xét đến các yếu tố này để thay đổi tội danh cho Brenda, nhưng vô ích.

Dù mới 16 tuổi vào thời điểm xảy ra vụ nổ súng, Brenda đã bị buộc tội như một người trưởng thành, do mức độ nghiêm trọng của tội ác.

Brenda Spencer rời tòa án, cuối năm 1979. Ảnh: Adelaide Now

Brenda Spencer rời tòa án, cuối năm 1979. Ảnh: Adelaide Now

Năm 1980, cô gái bị tuyên hai tội Giết người, bị tuyên hai án chung thân. Bố cô vài năm sau kết hôn với một trong những người bạn tù 17 tuổi của con gái. Ông qua đời năm 2016.

Hiện, Brenda, 60 tuổi, vẫn đang chấp hành án tại nhà tù nữ California, sau khi bị Hội đồng ân xá bác hàng loạt những lá đơn xin trả tự do.

Sau cuộc khơi mào của Brenda, những cuộc xả súng thảm sát tại các trường học tại Mỹ liên tiếp xảy ra, với lượng nạn nhân ngày càng nhiều lên. Brenda thừa nhận tại một trong những buổi điều trần tạm tha gần đây: "Với mỗi vụ nổ súng ở trường học xảy ra sau đó, tôi cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm một phần. Tôi cảm thấy như họ lấy ý tưởng từ những gì tôi đã làm 40 năm trước".

Phó chánh văn phòng Công tố San Diego nói: "Brenda đã làm tổn thương rất nhiều người và cô ấy liên quan rất nhiều đến việc bắt đầu một xu hướng chết chóc ở Mỹ".

Sau vụ thảm sát của Brenda, nhóm nhạc rock Ireland, The Boomtown Rats, đã viết một bài hát có tựa đề dựa theo câu nói chấn động của tay súng thiếu niên, I Don't Like Mondays- Tôi không thích những ngày thứ hai. Bài hát được phát hành chỉ vài tháng sau cuộc tấn công và đứng đầu bảng xếp hạng ở Anh trong 4 tuần và gây tiếng vang ở Mỹ.

Hải Thư (Theo ATI, Sandiego Union Tribune, Adelaide Now)

Xem thêm: lmth.6950944-ym-o-neit-uad-gnoud-coh-gnus-ax-uv-gnort-naut-uad-yagn-uht-iom/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Mối thù' ngày đầu tuần trong vụ xả súng học đường đầu tiên ở Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools