Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.767.200 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.620 ca nhiễm).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.328 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay 9.851.504 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 37 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 30 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca; ECMO: 0 ca.
Từ 17h30 ngày 22-7 đến 17h30 ngày 23-7 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.092 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Đã tiêm trên 242 triệu mũi, tốc độ tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi còn chậm
Trong ngày 22-7 có 822.240 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 242.303.027 liều, trong đó số liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 11,2 triệu liều (mũi 1 là trên 7,5 triệu liều; mũi 2 là trên 3,7 triệu liều).
Tuy nhiên Bộ Y tế cho biết tiến độ tiêm cho trẻ nhóm tuổi này còn chậm, hiện mũi 1 mới đạt trên 65%, mũi 2 đạt trên 32%, trong khi mục tiêu tháng 8 phải hoàn tất tiêm chủng.
Châu Á lo dịch quay lại
Bản tin của TTXVN cho hay giới chức y tế Ấn Độ ngày 23-7 cho biết đây là ngày thứ ba liên tiếp, quốc gia Nam Á này ghi nhận hơn 21.000 ca mắc mới COVID-19 trong ngày.
Theo số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ, trong 24 giờ qua có thêm 21.411 ca mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 từ đầu dịch lên 43.868.476 ca.
Số ca đang dương tính hiện là 150.100 ca. Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 67 ca tử vong liên quan đến COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 525.997 ca.
Ấn Độ đã thực hiện được hơn 2 tỉ mũi tiêm vắc xin ngừa COVID-19, trong khi số xét nghiệm tính từ đầu dịch là hơn 872 triệu xét nghiệm. Ở thời điểm hiện tại, Chính phủ Ấn Độ đang tập trung vào các mũi tiêm tăng cường khi mà số người tiêm mũi thứ 3 còn tương đối thấp.
Chương trình triển khai tiêm mũi tăng cường hoàn toàn miễn phí cho mọi người trưởng thành đã bắt đầu từ tuần trước.
Theo giới chức Ấn Độ, động thái trên nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm mũi tăng cường trong bối cảnh các biến thể phụ dễ lây nhiễm của biến thể Omicron, hiện đang làm gia tăng số ca mới ở nước này cũng như nhiều quốc gia khác.
Giới chức địa phương ở nhiều bang đã đưa ra khuyến nghị mọi người đeo khẩu trang cũng như tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 ở nơi tập trung đông người.
Trước đó, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng cảnh báo số mắc mới đang gia tăng trở lại rất mạnh. Sáng 23-7, chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật cũng đã bắt đầu triển khai tiêm chủng mũi thứ 4 vắc xin COVID-19 cho các nhân viên y tế ở nước này, cũng như áp dụng tiêm đại trà cho người dân có nhu cầu.
Chính phủ Nhật Bản đánh giá mũi thứ 4 sẽ giúp củng cố lá chắn phòng dịch cho các nhân viên y tế, trong bối cảnh số ca lây nhiễm dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron đang tăng đột biến, gây sức ép đối với hệ thống y tế tại nhiều địa phương.
Ngày 22-7, Nhật ghi nhận thêm 195.160 ca nhiễm mới, tăng gần gấp đôi so với một tuần trước đó và cao nhất từ trước tới nay. Đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca nhiễm mới ở nước này tăng cao kỷ lục.
Đáng chú ý, có tới 22 trong số 47 tỉnh, thành ở nước này ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục. Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận tới 34.995 ca, tăng 83% so với một tuần trước đó.
TTO - Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm nhắc lại của các mũi tiêm phòng COVID-19. Theo đó, người trên 18 tuổi tiêm mũi 3 ngay sau khi tiêm mũi 2 ba tháng, thay vì ít nhất ba tháng như hướng dẫn trước đó.