vĐồng tin tức tài chính 365

Cảm ơn những tháng ngày đã sát cánh cùng nhau, chỉ mong cộng đồng bình an

2022-07-25 12:05
Cảm ơn những tháng ngày đã sát cánh cùng nhau, chỉ mong cộng đồng bình an - Ảnh 1.

Tạ Danh Tín Phong

Những ngày cuối tháng 7-2021, mạng xã hội xuất hiện bức thư của một cậu sinh viên sinh năm 1999 gửi cho bố mẹ với lời tâm sự: "Xin lỗi bố mẹ, con là đứa con hư". Đó là Tạ Danh Tín Phong, chiến sĩ tình nguyện đội hình phun khử khuẩn tại TP.HCM.

Là con trai một trong gia đình có hai chị em, khi dịch bệnh vào giai đoạn căng thẳng nhất, mỗi lần mẹ từ Gia Lai gọi điện hỏi thăm, Tín Phong vẫn luôn nhắn nhủ bố mẹ hãy yên tâm, "con vẫn ở nhà".

Vậy nhưng, những ngày đó, Phong thực chất đang cùng đồng đội rảo qua những con phố vắng tanh, rào kín để phun khử khuẩn.

"Ngày nhỏ, tôi rất hay đổ bệnh và lần nào cũng bệnh rất nặng. Khi tình hình dịch bệnh ở TP.HCM lan rộng, bố mẹ đã gọi tôi về quê tránh dịch, nhưng tôi không về. Xem tin tức, nhận thấy thành phố đang vào đợt cao điểm chống dịch, tôi đã gọi xin gia đình cho mình tham gia, đóng góp một chút sức lực nhưng không nhận được sự đồng ý", Phong kể.

"Trong lòng tôi cứ khó chịu, cuối cùng tôi hạ quyết tâm, cứ đi rồi về xin lỗi bố mẹ sau", Phong nói và đăng ký tham gia đội chống dịch chỉ một ngày sau đó.

Sau thời gian giấu bố mẹ về công tác tình nguyện, nhận thấy cứ giấu mãi cũng không được, lại biết bố mẹ hay theo dõi thông tin trên Facebook, Tín Phong quyết định gửi bức thư trên trang cá nhân của mình thay cho lời "thú tội" và xin lỗi.

Cảm ơn những tháng ngày đã sát cánh cùng nhau, chỉ mong cộng đồng bình an - Ảnh 3.

Tạ Danh Tín Phong trong một lần tham gia tình nguyện ở đội hình phun khử khuẩn tại TP.HCM - Ảnh: NVCC

Nhớ lại thời điểm dịch bệnh khó khăn một năm về trước, Phong chia sẻ bạn vẫn còn y nguyên cảm giác xúc động khi nhắc về hình ảnh cộng đồng từ khắp mọi nơi gom góp lương thực, thực phẩm, rau củ và cả viện trợ y tế, nhân lực cho miền Nam.

"Tôi biết ơn những y bác sĩ, những người phải đối mặt với hiểm nguy do tiếp xúc trực tiếp với dịch bệnh hàng ngày, hàng giờ trong suốt nhiều tháng dài đằng đẵng.

Tôi cũng mong được gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú ở phường xã, các anh chị ở Thành đoàn TP.HCM đã tạo ra cộng đồng Go Volunteers và các chương trình tình nguyện chống dịch, hỗ trợ chúng tôi hết lòng, tạo mọi điều kiện và cơ hội để người trẻ chúng tôi đóng góp chút sức lực nhỏ nhoi vào nỗ lực chống dịch của cả nước", Tín Phong cho biết.

Đến giờ, ký ức của Phong vẫn còn vẹn nguyên hình ảnh của những bạn bè là tình nguyện viên ở các đội hình, trong đó có đội hình phun khử khuẩn. Họ lúc ấy chỉ được nhìn nhau qua bộ đồ bảo hộ và lớp khẩu trang. 

Cảm ơn những tháng ngày đã sát cánh cùng nhau, chỉ mong cộng đồng bình an - Ảnh 4.

Tạ Danh Tín Phong (thứ hai từ phải sang) cùng các đồng đội trong đội hình phun khử khuẩn - Ảnh: NVCC

Tiết trời mùa hạ ở TP.HCM khiến các tình nguyện viên ai nấy mồ hôi nhễ nhại khi bị "nhốt" trong bộ đồ kín bưng, rảo bước qua những con phố. Tội nhất là những bạn bị cận phải đeo kính, hơi nước bốc lên mờ mịt không thấy đường  đi. 

Tuy vậy, bạn nào cũng nhanh nhẹn một cách lạ thường. Những bạn nữ cũng tình nguyện bê thùng nước sát khuẩn nặng mấy chục ký. Có bạn nam gầy nhom mà vẫn hồ hởi xung phong lãnh mấy việc nặng nhọc. 

Ai cũng mệt, ai cũng có khó khăn riêng, nhưng Tín Phong nói, cả nhóm khi ấy chỉ mong cộng đồng của mình được bình an, và Việt Nam sẽ sớm chiến thắng đại dịch.

"Những lúc tranh thủ được nghỉ ngơi, chúng tôi hỏi thăm nhau xem mỗi người tên gì, học ở đâu, vì sao lại quyết định đi tình nguyện chống dịch. Hỏi ra mới biết, nhiều bạn cũng giấu gia đình để đi, và đứa nào cũng sợ, nhưng trong lòng lại thấy rất vui vì có thể đóng góp được cho Tổ quốc", Phong kể.

Hành trình tham gia chống dịch, Tín Phong nói những tình cảm mà bạn nhận được từ người dân và cộng đồng nơi đội tình nguyện phun khử khuẩn đi qua đã trở thành động lực để cả nhóm nỗ lực nhiều hơn.

"Tôi và các tình nguyện viên muốn cảm ơn những người dân, mạnh thường quân và các anh chị đội trưởng của nhóm đã cung cấp cho chúng tôi thêm đồ bảo hộ, khẩu trang, xe đưa đón và cả những bữa trưa rất ngon. Thi thoảng, chúng tôi còn được tặng thêm rau củ mang về", bạn chia sẻ.

"Một trong những khoảng khắc lúc nào cũng lưu trong ký ức tôi mỗi khi nhắc về giai đoạn này, đó là mỗi khi thực hiện nhiệm vụ qua các tuyến đường, chúng tôi nhận được cái gật đầu chào của các anh cảnh sát, của người dân. Có những cô chú reo lên chúc sức khoẻ, nói lời cảm ơn, những đứa nhỏ nhìn theo đoàn xe của chúng tôi cho đến khi khuất bóng.

"Một lần, xe đi ngang qua một anh shipper đang chở thùng hàng sau lưng. Chúng tôi thấy anh chắp tay trước ngực, cúi đầu chào. Những khoảnh khắc ấy đối với chúng tôi cực kỳ ý nghĩa, và là một trong những động lực và nguồn sức mạnh to lớn để cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ", Phong tâm sự.

Cảm ơn những tháng ngày đã sát cánh cùng nhau, chỉ mong cộng đồng bình an - Ảnh 5.

Tạ Danh Tín Phong (ngồi) cùng các đồng đội trong đội hình phun khử khuẩn - Ảnh: NVCC

Sau khi hành trình chống dịch kết thúc, Tín Phong trở về cuộc sống bình thường, tiếp tục việc học. Bên cạnh Phong giờ đây không chỉ là những kỷ niệm đẹp đẽ và khó quên, mà còn có thêm những người bạn thân thiết, và những bài học quý về cuộc sống.

"Đội hình tình nguyện của chúng tôi có những em chỉ sinh năm 2003, 2004. Mỗi khi chúng tôi mở đơn đăng ký tham gia phun khử khuẩn, chỉ khoảng 2 đến 3 phút là đã hết chỗ. Chính tinh thần dấn thân, không ngại khó, ngại hiểm nguy của nhiều bạn trẻ là điều khiến tôi ấn tượng và học hỏi được rất nhiều", Phong nói.

"Trải qua những khó khăn, vất vả ấy, tôi biết quý những khoảnh khắc ở hiện tại hơn, biết trân trọng những gì mình đang có và càng nỗ lực để phấn đấu cho tương lai. 

Cảm ơn các anh, chị đã lập nên các đội hình tình nguyện, cảm ơn các đồng đội tình nguyện viên đã cho tôi những kỷ niệm đáng giá nhất cuộc đời. Cảm ơn bố mẹ đã động viên để con hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xin cảm ơn tất cả mọi người!".

Cùng Tuổi Trẻ gửi lời tri ân

Năm 2021, hàng chục nghìn bác sĩ, điều dưỡng, sinh viên y khoa các trường đại học, chiến sĩ quân y… từ mọi miền đã tới các tỉnh thành phía Nam, trong đó có TP.HCM, để cùng các địa phương chống dịch COVID-19. Trong đồ bảo hộ bít bùng, khẩu trang kín mít, nhiều bệnh nhân không biết mặt người ngày đêm điều trị, chăm sóc mình.

Rất nhiều cảm xúc, lưu luyến, nhiều lời cảm ơn chưa kịp nói khi người bệnh xuất viện, khi các bác sĩ, điều dưỡng... rời đi lúc đại dịch bớt căng thẳng.

Tuổi Trẻ Online mời bạn gửi lời tri ân những thiên thần áo trắng, chia sẻ các kỷ niệm, cảm xúc, kỷ vật còn lưu giữ trong những ngày bạn hoặc người thân điều trị COVID-19.

Bài viết, hình ảnh xin gửi về: hongtuoi@tuoitre.com.vn.

Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

"Chị ơi, về bình an nhé", còn tôi cúi đầu cảm tạ y bác sĩ'Chị ơi, về bình an nhé', còn tôi cúi đầu cảm tạ y bác sĩ

TTO - Ngày ra viện, tôi cúi đầu chắp tay chào, nói lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các vị thiên thần áo trắng. Tôi đi từng bước từng bước thật chậm để có thể nhìn ngắm lại cái nơi đã có rất nhiều kỳ tích về sự sống, về tình người...


Xem thêm: mth.85171056142702202-na-hnib-gnod-gnoc-gnom-ihc-uahn-gnuc-hnac-tas-ad-yagn-gnaht-gnuhn-no-mac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cảm ơn những tháng ngày đã sát cánh cùng nhau, chỉ mong cộng đồng bình an”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools