Thanh tra Ban quản lý ATTP TP.HCM kiểm tra giám sát thực phẩm ở chợ đầu mối - Ảnh: N.T.
Nhưng nhiều nội dung báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi vẫn chưa được trả lời.
Từ vượt giới hạn thành không vượt
Cụ thể, trong văn bản gửi đến báo Tuổi Trẻ với nội dung "Làm rõ thông tin trong báo cáo", theo Ban quản lý ATTP TP, tại tài liệu Hội nghị tổng kết 6 năm thí điểm thành lập Ban quản lý ATTP TP có nêu kết quả giám sát kim loại nặng (chì, cadimi, thủy ngân): 42/100 mẫu phát hiện cadimi trong mực và bạch tuộc "vượt mức cho phép" (báo cáo ghi mức giới hạn cho phép là 0,05 mg/kg).
Tuy vậy, sau khi rà soát lại, mực và bạch tuộc phải xếp vào nhóm nhuyễn thể chân đầu và theo QCVN 8-2:2011/BYT quy định mức tối đa cho phép là 2,0mg/kg. Do đó, 42 mẫu mực và bạch tuộc phát hiện có hàm lượng cadimi từ "vượt mức cho phép" được chuyển đổi thành "không vượt giới hạn cho phép".
Ban quản lý ATTP TP không thông tin thêm về nội dung tồn dư kháng sinh cấm sử dụng trong thủy sản nuôi được phát hiện tại chợ đầu mối như báo cáo trước đó: ciprofloxacin 37/100 mẫu (chiếm tỉ lệ 37%), enrofloxacin 49/100 mẫu, trifluralin 5/100 mẫu...
Với thông tin gần 50% số mẫu rau, quả, trái cây ở các chợ đầu mối có dư lượng hóa chất, cơ quan này không thay đổi kết quả đã thông tin trước đó. Tuy nhiên, Ban quản lý ATTP TP thông tin cụ thể: kết quả giám sát 570 mẫu đã phát hiện 271/570 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (tỉ lệ 47,54%), song 198 mẫu trong giới hạn cho phép.
Về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục cho phép sử dụng (hoạt chất carbendazim) có 58 mẫu (10,2%), dư lượng vượt mức cho phép 20 mẫu (3,5%). Như vậy, tổng số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không an toàn là 78/570 mẫu (13,68%).
Còn nhiều câu hỏi chưa trả lời
Sau khi loạt tin bài về "thực phẩm nhiễm hóa chất" được đăng tải, phóng viên báo Tuổi Trẻ đã nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Ban quản lý ATTP TP với mong muốn trao đổi thêm nội dung, phỏng vấn trực tiếp để phục vụ bạn đọc nhưng không được phản hồi hoặc được đại diện cơ quan này báo "lãnh đạo bận".
Ngày 20-7, phóng viên đã gửi email các nội dung cần hỗ trợ đến Ban quản lý ATTP TP với các đề nghị làm rõ: Các mẫu thực phẩm nhiễm dư lượng, chất cấm được nêu ra trong tài liệu hội nghị là ở thời điểm nào? Tại sao Ban quản lý ATTP TP không công khai thông tin, đơn vị, trường hợp vi phạm cụ thể sau khi phát hiện? Ban quản lý ATTP TP đã có những xử lý, giải pháp gì?...
Đại diện cơ quan này xác nhận đã nhận được nội dung trên. Tuy nhiên, trong văn bản trả lời Tuổi Trẻ, Ban quản lý ATTP TP không đề cập và đến chiều 25-7 Tuổi Trẻ vẫn chưa nhận được phản hồi từ Ban quản lý ATTP TP cho những vấn đề trên.
TTO - Theo bạn đọc Bùi Hiển, đáp ứng thị hiếu sợ đồ tẩm hóa chất của người dân, một số nơi đã dán nhãn mác "nhà trồng để ăn", "nhà làm để dùng"... để tạo vỏ bọc tin tưởng. Nhưng, làm sao con người chỉ ăn một loại thực phẩm, dù rằng nó sạch?
Xem thêm: mth.9393828062702202-ias-aus-mch-pt-ptta-yl-nauq-nab-tahc-aoh-meihn-mahp-cuht/nv.ertiout