vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyên gia: Nếu không tăng thuế xuất khẩu dầu, làm ra bán hết rồi lại đi nhập

2022-07-26 17:49

Nội dung này được các chuyên gia kinh tế nêu ra tại Hội thảo góp ý sửa đổi Luật Dầu khí. Hội thảo do Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức ngày 26-7.

Cần đặc biệt chú ý đến an ninh năng lượng quốc gia

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho rằng hiện chúng ta đang phải nhập rất nhiều dầu từ nước ngoài, nếu không tăng thuế xuất khẩu thì doanh nghiệp (DN) sản xuất được bao nhiêu lại xuất khẩu hết bấy nhiêu, sau đó chúng ta lại phải đi mua. Và điều đó thậm chí còn có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.

Từ đó, vị này đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí từ 25% xuống còn 20% và tăng thuế xuất khẩu dầu thô lên gấp đôi để bảo đảm hài hòa lợi ích.

Chuyên gia: Nếu không tăng thuế xuất khẩu dầu, làm ra bán hết rồi lại đi nhập ảnh 1

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nêu ý kiến tại hội thảo.

Cùng với đề xuất trên, ông Phong cũng, cho rằng dự thảo sửa đổi Luật Dầu khí phải nhấn mạnh tư duy bảo đảm lợi ích an ninh năng lượng quốc gia và an ninh quốc phòng, nên có quy định để loại trừ sự tham gia của một số đối tác không thân thiện. Ngoài các tiêu chí loại trừ trực tiếp, cần thêm có biện pháp phòng trong trường hợp chuyển nhượng hợp đồng hoặc dự án dầu khí sau khi trúng thầu.

“Chúng ta có quy định về cái này, nhưng còn khá lỏng. Đơn cử như trường hợp của một cảng ở Campuchia, lúc đầu một DN tư nhân Campuchia tham gia đấu thầu thành công, về sau hiện nguyên hình không phải là DN đó. Họ hoàn toàn có thể làm điều đó với chúng ta” - ông Phong nhấn mạnh.

Về vấn đề môi trường, TS. Nguyễn Minh Phong đề nghị dự thảo cần bổ sung và cụ thể hoá các quy định liên quan đến tiếp nhận, chuyển giao, chuyển nhượng dự án và hoàn trả môi trường dự án dầu khí; bổ sung một số điều khoản cụ thể để xử lý một số dự án bất khả kháng có thể xảy ra.

Ngoài ra, ông Phong cũng cho rằng dự thảo cần làm rõ tên, tiêu chí, loại dự án, bao gồm dự án mới, dự án mở rộng, dự án ưu đãi, dự án ưu đãi đặc biệt, trong chuỗi… để áp các chính sách ưu đãi khác nhau, nếu không rất khó xử lý nếu xảy ra lạm dụng. Cạnh đó, trong chính sách ưu đãi cũng phải bổ sung những quy định về tước bỏ ưu đãi đó nếu doanh nghiệp không tuân thủ các quy định.

Quy định về bảo vệ môi trường vẫn “chung chung, khó hiểu”

Cùng tham gia đóng góp ý kiến, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc điều hành Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, cho biết qua theo dõi quá trình xây dựng dự thảo thì thấy những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường vẫn được quy định một cách "chung chung và khó hiểu”.

“Chúng tôi thấy có thực trạng kể cả cơ quan quản lý, DN đều coi thủ tục đó giống như thủ tục hành chính, sau khi làm xong, được phê duyệt thì coi như xong” - ông Sơn nói.

Chuyên gia: Nếu không tăng thuế xuất khẩu dầu, làm ra bán hết rồi lại đi nhập ảnh 2

Ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc điều hành Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (giữa) nêu ý kiến tại hội thảo.

Ông Sơn dẫn các ví dụ và cho rằng các sự cố môi trường trên thực tế có thể diễn ra và khi xảy ra có tác động rất lớn. Vì vậy, hoạt động xây dựng, thẩm định về môi trường liên quan tới dầu khí nên có một điều quy định cụ thể về việc này.

Ông Sơn đưa ra hai nội dung đề nghị phải đưa vào dự thảo luật dầu khí, đó là cơ quan quản lý và DN thực hiện hoạt động dầu khí phải xây dựng kế hoạch, phải thẩm định và thực hiện kế hoạch đó. Cơ quan quản lý phải kiểm tra đánh giá rõ ràng trước khi thẩm định. Sau khi thẩm định, định kỳ hàng năm phải thực hiện rà soát xem vấn đề tuân thủ thực tế của DN dầu khí như thế nào.

Đồng ý kiến, PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam, Hội Khoa học Công nghệ mỏ Việt Nam cho rằng n quy định cụ thể trong luật các vấn đề liên quan tới sự cố môi trường. Đồng thời cần chú trọng việc xây dựng đi vào thực thi, giám sát.

Từ khía cạnh khác, ông Nguyễn Quốc Thập, nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí, góp ý trong điều 47 về chính sách ưu đãi nên bổ sung thêm một điều khoản về trường hợp kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò, nhà đầu tư thấy cần thiết phải áp dụng các mức ưu đãi cao hơn mới có thể quyết định chuyển tiếp sang giai đoạn khai thác thì nhà đầu tư phải trình hồ sơ của dự án để xin các điều kiện ưu đãi. Bộ Công Thương là đầu mối thẩm định ưu đãi, trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

“Trong phần chính sách ưu đãi có điểm này thì luật dầu khí hoàn toàn thu hút được nhà đầu tư, vì nhà nước chia sẻ một phần, lợi ích hài hoà” - ông Thập nói.

Ngoài ra, trong hoạt động khai thác có tình huống khai thác tận thu, mà dự thảo chưa có định nghĩa khai thác tận thu, khai thác vét, nên cần bổ sung vào luật nội dung này.

Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc chung xác định các lô dầu khí được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt.

Đối với các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, giữ nguyên các mức ưu đãi theo quy định hiện hành, cụ thể giữ nguyên mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32% và thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô là 10%, lệ thu hồi chi phí là 70% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm.

Đối với các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt, dự thảo Luật quy định mức ưu đãi thấp hơn để thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, cụ thể: mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành chưa quy định mức thuế suất này), thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô là 5% (nằm trong khung thuế suất thuế xuất khẩu theo quy định) và mức thu hồi chi phí tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm.

Xem thêm: lmth.749096tsop-pahn-id-ial-ior-teh-nab-ar-mal-uad-uahk-taux-euht-gnat-gnohk-uen-aig-neyuhc/nv.olp

“Chuyên gia: Nếu không tăng thuế xuất khẩu dầu, làm ra bán hết rồi lại đi nhập”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools