Phó thủ tướng Lê Văn Thành (thứ 2 từ trái sang) nghe đơn vị tư vấn trình bày - Ảnh: BỬU ĐẤU
Khảo sát tại điểm đầu tuyến cao tốc ở xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, An Giang, đại diện Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình 625 cho biết dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đi qua 4 tỉnh thành: An Giang (57km), Cần Thơ (37km), Hậu Giang (36,9km) và Sóc Trăng (56,1km). Tuyến cao tốc này chủ yếu đi qua các khu vực đất trống.
Theo đơn vị này, toàn tuyến cao tốc cần 18 triệu m3 cát. Trong đó, An Giang và Sóc Trăng cần 5,4 triệu m3 cát và 2 tỉnh thành còn lại cần 3,6 triệu m3 cát.
"ĐBSCL có đặc thù là sau khi đào đất đưa lên hai bên thì đưa cát vào để cho đường cứng hơn. Sau đó sẽ dùng đất đắp mặt vào vị trí đã đào lên. Tại An Giang có đá ở Bảy Núi làm lớp dưới mặt cao tốc tốt, còn mặt đường bên trên sẽ sử dụng đá Biên Hòa có chất kết dính. Còn nguồn cát chủ yếu là An Giang và Đồng Tháp đưa vào sử dụng cao tốc", Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói.
Theo Bộ GTVT, để thực hiện tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng thì cần phải lấy 1.200ha đất nông nghiệp của 4 tỉnh thành. Trong đó, địa bàn tỉnh An Giang cần 350ha lúa.
Đầu tư giai đoạn 1 gần 44.700 tỉ đồng
Khu vực điểm đầu tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Ảnh: BỬU ĐẤU
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có điểm đầu kết nối quốc lộ 91, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, điểm cuối tại cảng Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng). Tổng chiều dài trên 188km. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án đạt gần 44.700 tỉ đồng.
TTO - Ngày 12-7, HĐND tỉnh An Giang khai mạc kỳ họp thứ 8, nhiệm kỳ 2021-2026. Cử tri An Giang ‘kêu’ cầu, đường xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đề nghị Chính phủ sớm xây dựng cầu liên huyện, liên tỉnh và công khai công trình cao tốc.