vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam sẽ 'công nghiệp hóa, hiện đại hóa' bằng công nghệ nào?

2022-07-29 04:07

So với các nước Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có cùng các đặc điểm nhưng điểm số thấp hơn trong 12 trụ cột đánh giá khả năng cạnh tranh toàn cầu một quốc gia của WEF. Chỉ có quy mô thị trường được đánh giá cao hơn; sức khỏe và giáo dục tiểu học ngang mặt bằng chung. Trong khi, điểm số về sự sẵn sàng công nghệ của Việt Nam hụt nhiều nhất.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung Ương, đánh giá dù tốc độ tăng trưởng kinh tế thời gian qua cao nhưng vẫn thấp hơn một số nền kinh tế xung quanh nếu tính theo giá cố định.

Quá trình công nghiệp hóa chủ yếu sử dụng khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều lao động phổ thông, năng suất lao động còn thấp, phần lớn thiết bị đầu vào nhập khẩu, nhiều tác động đến môi trường. "Quy mô và năng lực nền công nghiệp quốc gia còn nhỏ", nếu tiếp tục như vậy thì sẽ vướng lại trong những nấc thang thấp của chuỗi giá trị toàn cầu, theo ông Thắng.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá Việt Nam đã thành công trong việc phát triển sản xuất. 15 năm trước, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào hàng hóa. Ngày nay, rổ xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng xuất khẩu sản xuất đa dạng, chiếm khoảng 80% xuất khẩu của Việt Nam.

"Trong tương lai, Việt Nam cần phải chuyển sang cấp độ tiếp theo, tập trung vào nâng cao năng suất và đổi mới, nâng cao chuỗi giá trị và từ đó tạo ra không chỉ nhiều việc làm hơn mà còn tốt hơn", bà khuyến nghị.

Đại diện World Bank khuyến nghị, Việt Nam cần chú ý đến 3 xu hướng toàn cầu đang nổi lên để hoạch định chiến lược công nghiệp hóa. Thứ nhất, đại dịch đã bộc lộ một số lỗ hổng của chuỗi sản xuất. Thứ hai, các nền kinh tế tiếp tục trải qua sự thay đổi công nghệ mang tính đột phá.

Một mặt, sự xuất hiện của các công nghệ sản xuất thông minh và tự động hóa đang thách thức lợi thế về chi phí lao động thấp của sản xuất truyền thống. Mặt khác, công nghệ kỹ thuật số đã thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ hiệu quả hơn.

Thứ ba, biến đổi khí hậu và tính bền vững về môi trường đã trở thành mối quan tâm lớn không chỉ với các nhà hoạch định chính sách mà còn với người tiêu dùng, các công ty. Do đó, sở thích của nhà đầu tư và người tiêu dùng có thể chuyển sang các sản phẩm và thực hành thân thiện với môi trường hơn.

Từ 3 xu hướng này, chuyên gia đưa ra 4 khuyến nghị cho Việt Nam, gồm: tiếp tục tận dụng và thực hiện các cam kết trong những FTA đã ký kết; phát triển công nghiệp đi đôi với phát triển dịch vụ hiện đại và thương mại dịch vụ; cấp thiết chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên kỹ năng và đổi mới; thúc đẩy sự phát triển của các cụm công nghiệp.

Kinh nghiệm toàn cầu cho thấy khả năng cạnh tranh công nghiệp có xu hướng xuất hiện thông qua các cụm công ty liên quan tập trung về mặt địa lý, tạo ra mạng lưới sản xuất dày đặc, thị trường cung ứng và lao động sâu rộng.

"Cuối cùng, phát triển công nghiệp xanh không nên chỉ được coi là vấn đề thúc đẩy tính bền vững về môi trường mà ngày càng trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược tăng năng lực cạnh tranh công nghiệp", bà Carolyn Turk nói.

Viễn Thông

Xem thêm: lmth.5992944-oan-ehgn-gnoc-gnab-aoh-iad-neih-aoh-peihgn-gnoc-es-man-teiv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam sẽ 'công nghiệp hóa, hiện đại hóa' bằng công nghệ nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools