Tro bụi phun lên từ miệng núi lửa Sakurajima tại tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, ngày 25/7/2022. Ảnh minh họa. Nguồn: apnews.com
Đây là kết luận một nghiên cứu mới về các trận núi lửa phun trào trong lịch sử Trái Đất và sự biến đổi khí hậu sau đó. Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Curtin của Australia thực hiện và công bố trên kỷ yếu của Học viện Khoa học quốc gia nước này ngày 26/7.
Ông Hugo Olierook, một trong những tác giả nghiên cứu thuộc Khoa Trái Đất và Khoa học hành tinh của Đại học Curtin khẳng định không phải quy mô các trận núi lửa dẫn đến biến đổi khí hậu, mà chính lượng khí CO2 thải ra từ đó. Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học có thể ước tính lượng khí thải CO2 trong từng trận núi lửa phun trào trong lịch sử bằng cách phân tích các giọt magma từ đá núi lửa được nạo vét từ đáy đại dương.
Một trong những vụ phun trào lớn hơn từ một siêu núi lửa nằm trên Cao nguyên Kerguelen ở Ấn Độ Dương cách đây khoảng 540 triệu năm đã giải phóng lượng CO2 ít hơn 5 lần so với những vụ phun trào nhỏ song gây ra cuộc đại tuyệt chủng. Đáng báo động, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng hoạt động công nghiệp ngày nay đang giải phóng CO2 với tốc độ nhanh hơn 200 lần so với các sự kiện siêu núi lửa phun trào.
Cụ thể, các nhà khoa học xác định lượng khí phát thải kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã làm tăng khoảng 50% lượng khí CO2 trong khí quyển. Ông cho rằng thế giới đang đi trên một quỹ đạo không bền vững trong nỗ lực kiềm chế CO2.
Tuy nhiên, về mặt tích cực, ông cho rằng các quá trình như hấp thụ CO2 tự nhiên vào đất và thực vật cho thấy Trái Đất vẫn có khả năng điều chỉnh mức độ biến đổi khí hậu nếu có cơ hội. Ông nhấn mạnh nếu có thể làm chậm tốc độ phát thải khí CO2, thế giới có thể hy vọng thấy ảnh hưởng hạn chế đối với khí hậu và cuộc sống của con người./.
Xem thêm: mth.71204204182702202-aul-iun-auc-gnod-taoh-av-2oc-iaht-ihk-auig-eh-neil-iom/nv.ertiout