Các kỹ sư đã hồi sinh nhện chết bằng cách biến chúng thành máy gắp cơ học - Ảnh: DREAMS TIME
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Advanced Science, nhóm kỹ sư cho biết họ đã có thể điều khiển chân của một con nhện chết bằng những luồng không khí.
Mọi sự bắt đầu khi một ngày nọ, nhóm nghiên cứu tình cờ bắt gặp một con nhện chết ở khu vực phòng thí nghiệm. Để ý cách con nhện cuộn tròn khi chết, nhóm nghiên cứu phát hiện chân nhện không có cơ bắp như con người, mà thay vào đó dựa vào áp suất thủy lực để di chuyển các chi của chúng.
Nhóm nghiên cứu quyết định xem liệu họ có thể thực sự điều khiển được đôi chân hay không. Cơ chế hoạt động khá đơn giản: cô Faye Yap, kỹ sư cơ khí tại Đại học Rice và là tác giả chính của nghiên cứu, dùng một ống tiêm áp suất thủy lực vào bên trong một con nhện sói đã chết và thêm một ít chất siêu dẻo để giữ nó tại chỗ. Sau đó, cô thêm một lượng nhỏ không khí và chân của con nhện ngay lập tức mở ra.
"Và vậy là bạn đã có công cụ lấy đồ lạ lùng nhất thế giới", trang Daily Beast tường thuật. Theo trang này, các bộ gắp của nhện "xác sống" rất hiệu quả trong việc nhặt đồ: nhện sói được sử dụng trong thí nghiệm có khả năng nâng hơn 130% trọng lượng cơ thể của chính chúng.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng công cụ mới của họ cũng bền bỉ một cách đáng kinh ngạc: một con nhện thậm chí có thể duy trì 1.000 chu kỳ đóng mở trước khi có dấu hiệu hư hao. Tuy nhiên, cô Yap nói rằng cuối cùng họ "có kế hoạch kết hợp các vật liệu phủ polyme mỏng để kéo dài tuổi thọ của bộ gắp đặc biệt này".
Anh Daniel Preston, trợ lý giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Đại học Rice và là đồng tác giả của nghiên cứu, nói: "Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ khơi dậy những ý tưởng mới về việc sử dụng vật liệu sinh học một cách bền vững cho các ứng dụng robot".
"Bộ gắp này vốn có khả năng ngụy trang. Chúng tôi hình dung có thể triển khai nó trong điều tra thực địa khoa học. Ví dụ để bắt và thu thập côn trùng nhỏ và các mẫu vật sống khác mà không làm hỏng chúng", cô Yap nói thêm.
TTO - Các nhà khoa học tại Đại học Queensland (Úc) đã sáng chế thành công loại thuốc điều trị nhồi máu cơ tim có tên IB001 từ nọc độc của nhện mạng phễu K'gari. Đây được xem là loài nhện nguy hiểm nhất thế giới.
Xem thêm: mth.84305518092702202-gnos-cax-tobor-hnaht-tehc-nehn-neib/nv.ertiout