Các binh sĩ và trực thăng chiến đấu tham gia tập trận Siêu lá chắn Garuda năm 2021 - Ảnh: REUTERS
Theo giới chức Indonesia, cuộc tập trận sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 14-8 trên các đảo Sumatra và Kalimantan của Indonesia, với sự tham gia của Mỹ và 12 quốc gia. Nhật Bản sẽ lần đầu tiên góp mặt trong tập trận năm nay, theo Reuters.
Khoảng 4.000 binh sĩ, chủ yếu đến từ Mỹ và Indonesia sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung vào tuần tới, một quan chức Mỹ xác nhận với Hãng tin Reuters ngày 29-7.
Vị này cho biết cuộc tập trận thường niên "Siêu lá chắn Garuda" năm 2022 có quy mô và phạm vi "lớn hơn vượt trội so với các cuộc tập trận trước đây", là minh chứng cho thấy cả hai nước đều coi trọng sự tự do và rộng mở của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Cuộc tập trận "Siêu lá chắn Garuda" nhằm cải thiện năng lực đối phó với các thách thức, bao gồm những vấn đề an ninh, thiên tai và thực hiện các sứ mệnh nhân đạo.
Các cuộc tập trận chung trước đây chỉ có sự tham gia của lính lục quân. Tuy nhiên, năm nay, Indonesia và Mỹ quyết định có sự tham gia của tất cả các lực lượng, gồm không quân, hải quân và lực lượng đặc nhiệm.
Giới quan sát đặt cuộc tập trận đa quốc gia này trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang.
Nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan vẫn đang hiện diện trên Biển Đông, trong lúc có thông tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sắp đến Đài Loan. Trung Quốc đã cảnh báo sẽ đáp trả, không loại trừ quân sự, nếu bà Pelosi đến Đài Bắc.
Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Indonesia ngày 29-7, thiếu tướng Stephen G. Smith, chỉ huy các hoạt động trên bộ của "Siêu lá chắn Garuda", đã tìm cách trấn an các lo ngại.
"Cuộc tập trận này không phải là một mối đe dọa, hoặc không nên được coi là mối đe dọa đối với bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu. Đây là một cuộc tập trận thuần túy giữa quân đội với quân đội", tướng Smith dập tắt các nhận định nói rằng cuộc tập trận này nhắm vào một quốc gia cụ thể.
Theo Đại sứ quán Mỹ tại Indonesia, cuộc tập trận "Siêu lá chắn Garuda" năm nay gồm 13 nước, trong đó Mỹ, Indonesia, Singapore, Nhật Bản và Úc cử lực lượng trực tiếp tham gia. Các nước Canada, Pháp, Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc, Papua New Guinea, Timor Leste và Vương quốc Anh tham gia với tư cách quan sát viên.
TTO - Trong những ngày qua, các quan chức Mỹ liên tục đưa ra những cáo buộc và cảnh báo hậu quả từ cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo họ, một sự cố lớn ở Biển Đông vì hành động của Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian.
Xem thêm: mth.35902542292702202-coun-21-gnuc-a-man-gnod-o-nol-nart-pat-ym/nv.ertiout