Mỗi ngày quán của chú Nghiệm (chủ quán trà đá 36) bán đều đặn 400 - 500 cốc trà đá, nhân trần. Bên cạnh chuẩn bị trà, mua đá, rửa dọn cốc, một việc thành thói quen đó là chuẩn bị sẵn tiền lẻ trả lại khách, bao năm nay vẫn vậy. Tuy nhiên vài tháng trở lại đây, chú quyết định số hóa cho tiệm trà nhỏ của mình.
"Cốc trà chỉ 3.000 mà thanh toán bằng tiền mặt nhiều lúc phức tạp, trả lại tiền nhiều lúc cũng khó khăn", chú Đỗ Danh Nghiệm chia sẻ.
Chủ tiện lợi, khách đến quán cũng ngạc nhiên vì một cốc nước vài nghìn cũng quét mã thanh toán được.
"Mình thấy rất ngạc nhiên, mình nghĩ là chỉ ở những trung tâm thương mại hoặc các cửa hàng sang trọng mới thanh toán QR", anh Phạm Quang Tuấn, quận Đống Đa, Hà Nội, nói.
Nhanh, tiện lợi, an toàn là những yếu tố khiến những chủ cửa hàng nhỏ lẻ quyết định nâng cấp thanh toán cho khách hàng, vì vậy số lượng các điểm thanh toán bình dân vỉa hè có gắn QR thanh toán tại Hà Nội hiện nay là gần 50.000 điểm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 77,2% về số lượng và tăng gần 30% về giá trị. Đặc biệt, thanh toán qua di động tăng 98,3%, điều này chứng tỏ thanh toán di động đã dần trở thành thói quen của người tiêu dùng không phân biệt vùng miền. Đây cũng là cơ hội cho các tiểu thương số hóa tiệm hàng của mình để bắt kịp xu thế 4.0.
VTV.vn - Không chỉ trong bối cảnh dịch bệnh, thanh toán không dùng tiền mặt còn trở thành xu hướng mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam sau dịch, được người tiêu dùng ưa thích.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.27924323103702202-rq-am-teuq-ad-art/et-hnik/nv.vtv