Nhưng đến 14h đã có thông báo từ ban lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo nhắn tin có nội dung: "Thầy, cô nào đang bị bệnh cao huyết áp tạm ngưng chiều nay không đi tiêm mà chờ thông báo sau".
Tôi vốn đang điều trị uống thuốc cao huyết áp hằng ngày nên không đến điểm tiêm như thông báo, như vậy tôi đã hoãn tiêm lần thứ 1.
Ngay tối hôm đó tôi lại nhận tin nhắn của hiệu trưởng chuyển từ tin nhắn của ban lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo với nội dung: "Thầy, cô chiều nay ai bị hoãn tiêm vì bệnh cao huyết áp thì sáng ngày mai 24-6-2021 tiếp tục có mặt điểm Trường THCS Phước Thạnh để được tiêm".
7h30 sáng hôm sau, tôi có mặt tại điểm tiêm chuẩn bị đo huyết áp, khám sàng lọc thì nghe mấy anh bạn giáo viên hỏi vị bác sĩ phụ trách ở đây: "Ngày hôm qua, tụi tôi hoãn tiêm lý do bị cao huyết áp, hồi tối nhận tin nhắn của Phòng Giáo dục nói sáng nay đến đây để được tiêm có phải vậy không bác sĩ?".
Vị bác sĩ đáp: "Chúng tôi chỉ trang bị tiêm vắc xin, cơ sở vật chất còn thiếu, phương tiện máy móc cấp cứu khi xảy ra sự cố người tiêm bị sốc thuốc, để đảm bảo an toàn các anh về nhà nghỉ chờ, chừng nào bệnh viện gọi thì xuống dưới tiêm". Thế là lần thứ 2 tôi bị hoãn tiêm.
Trở về nhà, tôi chờ hoài mà không nghe bệnh viện hay Phòng Giáo dục nhắc đi tiêm vắc xin, vì quá lo mình bị bệnh cao huyết áp biết bao giờ được tiêm để còn đi làm việc, năm học mới cũng sắp bắt đầu.
Tôi liên hệ trưởng ấp nơi tôi sinh sống và được trưởng ấp nhiệt tình cấp giấy đi đường, phiếu chứng nhận đã tiêm ngừa vắc xin, phiếu khám sàng lọc và ngay hôm sau tôi đến điểm tiêm đặt tại trạm y tế xã để được tiêm.
Đo huyết áp xong tôi thấy ghi trong phiếu khám sàng lọc huyết áp 140, mừng trong lòng nghĩ thế nào cũng được tiêm nhưng khi vị bác sĩ này hỏi thêm: "Chú có bệnh gì không?".
Tôi trả lời: "Chú đang uống thuốc trị cao huyết áp", vị bác sĩ này nói tiếp: "Thế là không được tiêm rồi vì mới có công văn hướng dẫn của Bộ Y tế không được tiêm cho những người bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp…, huyết áp của chú dù có 120, 130 cũng hoãn tiêm chờ về huyện tiêm nghen chú".
Thế là lần thứ 3 tôi phải ra về vì đang uống thuốc cao huyết áp.
Lần thứ 4, địa phương chỗ trường tôi đang công tác thông báo cho giáo viên nếu chưa tiêm mũi 1 thì đến xã để được tiêm vắc xin. Tôi đến để tiêm, đo huyết áp 160 và được khám sàng lọc, nhưng kết quả cũng bằng 0 vì từ chối tiêm với lý do huyết áp cao và đang uống thuốc.
Lần thứ 5 tôi đến điểm tiêm vắc xin của xã, theo đối tượng có bệnh nền đặt tại trường THPT gần đó, nhưng khi tôi đo huyết áp bị từ chối do huyết áp cao, tôi ra về mà trong lòng buồn rười rượi.
Về nhà tôi điện thoại cho phó chủ tịch xã trình bày về trường hợp của mình, đi tiêm vắc xin cả thảy 5 lần đều bị bác sĩ từ chối lý do cao huyết áp và đang uống thuốc điều trị, tôi xin anh giấy giới thiệu để xuống huyện tiêm.
Anh hứa: "Có đợt tiêm cho người mắc bệnh nền sẽ nhắc trưởng ấp lên danh sách cho tôi đi tiêm", và ngày hôm sau anh điện thoại báo cho tôi biết: "8h sáng mai tập trung tại UBND xã chung với những người trên 65 tuổi và mắc bệnh nền, xe đưa xuống điểm tiêm tăng cường".
Sáng 25-8-2021 tôi được xã tổ chức cho xe đưa xuống điểm tiêm, tập trung tại khu vực chờ gọi tên để đo huyết áp và khám sàng lọc, trong lòng ít nhiều lo lắng không biết lần này tiêm được không, chắc do ảnh hưởng tâm lý nên đo huyết áp bác sĩ báo kết quả huyết áp tôi lại cao và đưa cho tôi viên thuốc ngậm chờ khoảng 20 phút vào đo lại.
Đo lần sau huyết áp có giảm chút ít, cô nhân viên hướng dẫn tôi đến bàn để tiêm, tiêm thuốc xong tôi chờ 30 phút gọi tên nhận giấy chứng nhận đã tiêm mũi thứ 1.
Cầm giấy chứng nhận trên tay, phải nói trong lòng rất mừng vì sau 6 lần đi tiêm vắc xin tôi mới được tiêm mũi thứ nhất và sau này tôi đã tiêm mũi thứ 2, 3 và 4 tại trạm y tế xã mà không còn phải lo bị hoãn đo huyết áp hay đang uống thuốc điều trị bệnh, vì hai công đoạn này sau đó không còn nữa.
Mấy năm đã qua rồi, COVID-19 giờ chỉ còn là những kỷ niệm về đợt dịch khó khăn. Với tôi, đó còn là kỷ niệm những ngày chờ tiêm. Có vắc xin để phòng bệnh, chúng ta cùng trải qua đợt dịch nặng nề và trở lại những ngày bình thường hôm nay.
Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể
Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 16 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.
Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.
Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;
Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.
Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ tiemngua@tuoitre.com.vn. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email, số tài khoản và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.
Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.
Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.
Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba và 100 giải khuyến khích.
Mấy mươi năm trước đây, ba má tôi có nhiều con trai nhưng chỉ có một cô con gái. Thế nên khi bé út ra đời là một bé gái, ba má tôi vui lắm. Nhưng có nỗi đau nào lớn hơn.