vĐồng tin tức tài chính 365

Khổ sở 10 năm vì phải chờ nước lên mới đi ghe vào nhà

2023-07-02 15:43

Tòa cấp cao kháng nghị bản án phúc thẩm

Nguồn tin Thanh Niên mới đây cho hay Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Tiền Giang do đã tuyên chấp nhận đơn khởi kiện của ông Từ Thiện Xã, buộc ông Phạm Phú Tôi và bà Nguyễn Thị Để mở lối đi cho gia đình ông Xã.

Khổ sở 10 năm vì phải chờ nước lên mới đi ghe vào nhà - Ảnh 1.

Suốt 10 năm, vợ chồng ông Từ Thiện Xã phải chờ nước lên mới đi ghe ra khỏi nhà

T.X

Theo kháng nghị, khi mua đất, ông Xã được chủ đất là ông Phạm Phú Thận dành một lối đi ra đường công cộng. Năm 2014, ông Phạm Phú Thước (con ông Thận) xây nhà và không cho ông Xã sử dụng lối đi này.

Như vậy, khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Thận, ông Xã đã có lối đi, không bị vây bọc hoàn toàn bởi các bất động sản liền kề. "Lối đi cũ không sử dụng được là do hành vi cản trở của người sử dụng đất liền kề là ông Thước", quyết định giám đốc thẩm nêu.

Do đó, ông Xã có quyền khởi kiện yêu cầu ông Thước phải chấm dứt hành vi đó, theo điều 169 bộ luật Dân sự. Căn cứ điều 254 bộ luật Dân sự, nếu bất động sản không bị vây bọc và vẫn có lối đi ra đường công cộng, thì không có quyền yêu cầu chủ sử dụng bất động sản khác (ông Tôi và bà Để - PV) phải mở lối đi ngắn nhất và thuận tiện nhất.

Vì vậy, việc tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận đơn khởi kiện của ông Xã là không có cơ sở. Từ đó, Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM kháng nghị bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Tiền Giang, đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại. Đồng thời, tạm đình chỉ thi hành án đối với bản án phúc thẩm cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Trước đó vào tháng 4.2021, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM từng ra thông báo không có cơ sở kháng nghị giám đốc thẩm.

Mọi sinh hoạt đều phải chờ… nước lên

Theo hồ sơ vụ án, năm 2008, ông Xã mua của vợ chồng ông Phạm Phú Thận hơn 3.000 m2 đất, và được hứa sẽ cho đi nhờ để ra đường công cộng. Sau đó, gia đình ông Xã chuyển đến sinh sống ở đây. Tuy nhiên, đến năm 2014, con ông Thận là ông Phạm Phú Thước xây nhà và không cho gia đình ông Xã sử dụng lối đi này.

Khổ sở 10 năm vì phải chờ nước lên mới đi ghe vào nhà - Ảnh 2.

Lối đi bộ từ nhà ông Từ Thiện Xã ra đường công cộng bị bít lại suốt 10 năm nay

Kể từ đó cho đến nay, gia đình ông Xã chỉ còn cách chờ thủy triều lên mới đi ghe vào nhà hoặc đi ra ngoài theo đường kênh rạch. "Khổ sở vô cùng", ông Xã than.

Lâm vào tình thế tréo ngoe đó, ông Xã khởi kiện yêu cầu 2 hàng xóm là ông Phạm Phú Tôi và bà Nguyễn Thị Để mở một lối đi mới, để gia đình ông ra đường công cộng. Tháng 11.2019, TAND H.Cai Lậy xét xử sơ thẩm nhận định, mặc dù từ vị trí đất của ông Xã để ra đường công cộng có thể đi nhờ lối đi nội bộ của 3 gia đình, trong đó có nhà ông Tôi (khoảng 250 m). Nhưng lối đi mới mà ông Xã đang yêu cầu mở, đi ngang qua nhà ông Tôi và bà Để là thuận tiện, hợp lý nhất (khoảng 150 m) và trên lối đi chỉ có vài cây trồng nên ít gây thiệt hại cho các bên.

Từ đó, TAND H.Cai Lậy tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Xã, buộc hộ bà Để phải mở một lối đi với tổng diện tích hơn 90 m2; buộc ông Tôi phải mở lối đi với tổng diện tích hơn 134 m2. Đồng thời, tòa ghi nhận hộ ông Xã tự nguyện liên đới bồi thường cho hai hộ này gần 100 triệu đồng.

Do không đồng tình với bản án trên nên phía ông Tôi đã kháng cáo. Đến tháng 9.2020, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm, bác đơn kháng cáo của ông Tôi, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND H.Cai Lậy.

Chậm tổ chức thi hành bản án vì lý do khách quan

Khi bản án phúc thẩm có hiệu lực, ông Xã gửi đơn yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự H.Cai Lậy tổ chức thi hành bản án phúc thẩm trên. Còn phía bị đơn vẫn không đồng ý bản án nên gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.

Cho rằng cơ quan thi hành án chậm trễ trong quá trình tổ chức thi hành bản án, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình, nên ông Xã đã làm đơn khiếu nại. Lý giải về việc này, Chi cục Thi hành án dân sự H.Cai Lậy cho biết tạm thời không thể mở lối đi là do "trở ngại khách quan". Bởi vì lối đi trên thực tế không trùng khớp với lối đi mà tòa án tuyên, ngoài ra còn phát sinh 16 cây nhãn, cây chanh trên đất, nhưng tòa cũng chưa tuyên hướng xử lý.

Vì thế, Chi cục Thi hành án dân sự H.Cai Lậy đề nghị TAND tỉnh Tiền Giang giải thích bản án để tìm hướng xử lý. Thế nhưng, TAND tỉnh Tiền Giang không thể trả lời chính xác yêu cầu này, vì có đương sự khiếu nại giám đốc thẩm, nên hồ sơ đã chuyển cho Viện KSND cấp cao tại TP.HCM xem xét. Đến giữa năm 2021, chi cục đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xem xét lại bản án.

Theo thông tin từ Chi cục Thi hành án dân sự H.Cai Lậy, do có kháng nghị giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM, nên cơ quan này đã tạm đình chỉ thi hành án đối với bản án trên.

Như vậy, suốt 10 năm, kể từ ngày không còn lối đi đường bộ, những tưởng đã thắng kiện và có lối đi, nhưng nay gia đình ông Xã vẫn phải tiếp tục chờ. Các con của ông đều đã lập gia đình và ở riêng, chỉ còn lại hai vợ chồng ông gần 70 tuổi, sinh sống và trồng trọt tại đây.

Cứ mỗi lần có việc ra khỏi nhà như mua thực phẩm, vận chuyển trái cây thu hoạch đi bán, cả hai vợ chồng ông Xã lại chờ thủy triều lên suốt mấy tiếng đồng hồ, dùng ghe đi qua bên kia rạch Tắc, rồi lại phải tốn tiền thuê xe ôm đi tiếp.

"Có những hôm, dù nước lớn nhưng vướng lục bình, rất khó chèo ghe. Vợ chồng tôi nhiều lúc cũng lo lắm, nếu ốm đau mà thủy triều xuống thì không biết làm sao tới bệnh viện cho kịp. Không biết đến khi nào thì mới có lối đi vào nhà", ông Xã buồn bã.

Theo luật sư Võ Văn Thêm (nguyên Phó viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM), căn cứ điều 339 bộ luật Tố tụng dân sự, trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Khi Hội đồng thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa giám đốc thẩm, sẽ có 2 trường hợp là chấp nhận kháng nghị của chánh án hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại hoặc bác kháng nghị.

Nếu chấp nhận kháng cáo, vụ án sẽ quay lại từ đầu. Khi ấy, ông Từ Thiện Xã sẽ phải khởi kiện ông Phạm Phú Thước (con ông Thận) ra tòa.

"Tôi hoàn toàn chia sẻ với những khó khăn, vất vả mà gia đình ông Xã gặp phải trong thời gian này. Tuy nhiên, có thể do khối lượng công việc của tòa án quá nhiều và luật quy định trong thời hạn 4 tháng, tòa phải đưa vụ án ra xét xử giám đốc thẩm, nên tạm thời cơ quan thi hành án cũng khó có thể làm khác được", luật sư Thêm nói.

Xem thêm: mth.186453400207032581-ahn-oav-ehg-id-iom-nel-coun-ohc-iahp-iv-man-01-os-ohk/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khổ sở 10 năm vì phải chờ nước lên mới đi ghe vào nhà”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools